• Chủ nhật, 24/11/2024
  • (GMT+7)
Bước đầu ứng dụng kĩ thuật "split-bolus" trong các bệnh lý hệ tiết niệu

Bước đầu ứng dụng kĩ thuật "split-bolus" trong các bệnh lý hệ tiết niệu

03/04/2020 09:45:25 | 0 binh luận

Multidetector computed tomography (MDCT) đã trở thành lựa chọn phổ biến của các bác sĩ trong việc phát hiện các tổn thương hệ tiết niệu. Trong những năm gần đây kĩ thuật chụp CT hệ tiết niệu kết hợp với tiêm thuốc cản quang rất phát triển. Tuy nhiên, nhiều kĩ thuật sử dụng liều bức xạ tương đối cao so với chuẩn được cho phép. Phổ biến đang được sử dụng hiện nay là kĩ thuật 3 phase kết hợp với single-bolus bao gồm pha trước tiêm, pha nhu mô hoặc pha động mạch, pha bài tiết. Đây là kĩ thuật tương đối đơn giản và dễ làm nhưng do chụp nhiều pha nên liều bức xạ tương đối cao. Để giảm được liều bức xạ thì kĩ thuật triple-bolus được giới thiệu, đối với kĩ thuật triple-bolus bệnh nhân (BN) được tiêm thuốc làm 3 lần và tiến hành chụp hai phase trước tiêm và sau tiêm (8,5 phút). Ưu điểm của kĩ thuật này là giảm được liều xạ đáng kể bởi chỉ chụp 2 phase nhưng do tiêm thuốc 3 lần lên lượng thuốc nhiều và thời gian đợi chụp dài hơn so với những kĩ thuật khác. Để khắc phục được nhược điểm của những kĩ thuật trên chúng tôi xin giới thiệu kĩ thuật “split-bolus”. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá mạch máu, thận và hệ thống đương bài xuất bằng một phase duy nhất sau 2 lần tiêm thuốc cản quang. Kĩ thuật cho phép đánh giá tổng quan hệ niệu đầy đủ, chi tiết, rõ nét nhất ở cùng một thời điểm, rất giá trị trong những trường hợp đái máu chưa rõ nguyên nhân và u đường bài xuất kích thước nhỏ hay bỏ sót.
Quy trình thực hiện chụp và can thiệp mạch của kĩ thuật viên tại bệnh viện Việt Đức

Quy trình thực hiện chụp và can thiệp mạch của kĩ thuật viên tại bệnh viện Việt Đức

03/04/2020 09:42:25 | 0 binh luận

Cùng với sự tiến bộ của ngành chẩn đoán hình ảnh, chụp mạch và can thiệp mạch đang ngày càng phát triển và mở ra một hướng đi mới trong y học giúp điều trị cho bệnh nhân và hạn chế những trường hợp phẫu thuật mở chưa cần thiết, từ đó hạn chế được những nguy cơ, tai biến trong phẫu thuật, đồng thời có thể điều trị được một số trường hợp bệnh tưởng chừng như không còn chỉ định. Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện chụp mạch chẩn đoán và điều trị bằng can thiệp nội mạch từ năm 1974 với những phương tiện thô sơ và hạn chế. Đến 1997, khoa Chẩn đoán hình ảnh được trang bị máy tăng sáng truyền hình, từ đó chụp mạch đã được chỉ định rộng rãi hơn. Các bác sĩ đã có thể tiến hành chụp mạch chẩn đoán cho hầu hết các bộ phận trong cơ thể và tiến hành nút mạch điều trị cho các trường hợp ho ra máu, đái máu sau mổ, nút mạch hóa dầu điều trị u gan. Đến 2007, máy Xquang số hóa xóa nền (DSA) được lắp đặt tại khoa Chẩn đoán hình ảnh đã tạo ra bước ngoặt lớn trong lĩnh vực chụp mạch và can thiệp mạch tại Bệnh viện Việt Đức. Cho đến nay phòng chụp mạch và can thiệp mạch Bệnh viện Việt Đức đã triển khai được hầu hết các kĩ thuật can thiệp mạch máu từ đơn giản đến phức tạp.
Kĩ thuật chụp cắt lớp vi tính ruột non không xâm nhập trên hệ thống máy đa dãy đầu dò tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai

Kĩ thuật chụp cắt lớp vi tính ruột non không xâm nhập trên hệ thống máy đa dãy đầu dò tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai

02/04/2020 22:51:22 | 0 binh luận

Hiện nay, chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) là một chuyên ngành đóng vai trò hết sức quan trọng trong Y học, không chỉ với vai trò chẩn đoán, mà còn tham gia can thiệp, điều trị. Trước đây chỉ có X quang thường quy, ngày nay chúng ta đã có những thiết bị CĐHA hiện đại như siêu âm, nội soi, CLVT, cộng hưởng từ (CHT).... Tại Việt Nam máy CLVT đầu tiên được lắp tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô năm 1991. Hiện nay hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh đã được trang bị máy CLVT. Một số máy đa dãy đầu thu đã được lắp đặt tại các Bệnh viện lớn như Bạch Mai năm 2006, Bệnh viện Hữu Nghị năm 2006, Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế,... cho thấy chẩn đoán hình ảnh nói chung, CLVT nói riêng đang phát triển không ngừng và có những tiến bộ ngang tầm khu vực. Ruột non chiếm khoảng 2/3 chiều dài ống tiêu hóa, bệnh lý ruột non đa dạng và phức tạp. Hiện nay mặc dù đã có nhiều biện pháp thăm khám như: kĩ thuật chụp bụng không chuẩn bị, chụp lưu thông ruột non, siêu âm, nội soi ống mềm, nội soi viên nang, chụp cắt lớp vi tính thường quy xong những kĩ thuật này chẩn đoán bệnh lý ruột non vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế đánh giá các tổn thương thành ruột và mạc treo. Chụp CLVT ruột non trên hệ thống máy đa dãy đầu thu đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới, được khẳng định là kĩ thuật có giá trị đánh giá chẩn đoán cao trong bệnh lý ruột non nhờ khả năng tái tạo ảnh đa bình diện với độ phân giải cao, bổ sung đầy đủ cho các kĩ thuật khác. Có hai quy trình đang được áp dụng chụp CLVT ruột non là xâm nhập và không xâm nhập. Quy trình xâm nhập cần có ống sonde hỗng tràng chuyên dụng, màng tăng sáng truyền hình để đặt sonde, gây tê mũi họng, bệnh nhân (BN) hợp tác tốt, cần có hệ thống bơm kiểm soát áp lực. Nhược điểm là phải phụ thuộc vào máy móc nhiều
Chẩn đoán niệu quản cắm lạc chổ âm đạo bằng chụp CT hệ niệu có sử dụng thuôc lợi tiểu

Chẩn đoán niệu quản cắm lạc chổ âm đạo bằng chụp CT hệ niệu có sử dụng thuôc lợi tiểu

02/04/2020 22:46:32 | 0 binh luận

Niệu quản (NQ) cắm lạc chỗ là một bất thường bẩm sinh hiếm, tần xuất khoảng 1/2000 - 4000 trẻ. NQ cắn lạc chỗ có thể trong bàng quang hoặc ngoài bàng quang. Ở trẻ nam, NQ lạc chỗ ngoài bàng quang cắm vào niệu đạo, túi tinh, trực tràng. Ở trẻ nữ, NQ có thể cắm vào niệu đạo, âm đạo, tử cung hoặc trực tràng. NQ cắm lạc chỗ ngoài bàng quang thường gặp trong trường hợp bất thường bẩm sinh đôi hệ đài bể thận NQ (thận đôi) với NQ cực trên lạc chỗ ngoài bàng quang. NQ cắm lạc chỗ ngoài bàng quang trong trường hợp thận đơn hiếm hơn, xảy ra trong trường hợp thận loạn sản và có thể lạc chỗ. NQ cắm lạc chỗ vào âm đạo gây triệu chứng rỉ nước tiểu liên tục ở trẻ nữ và có thể gây nhiễm trùng tiểu tái phát hoặc viêm nhiễm tái phát vùng tầng sinh môn. Chẩn đoán thường khó và trễ
Nhiễm nấm candida đường niệu trên bệnh nhân tiểu đường: nhân một trường hợp

Nhiễm nấm candida đường niệu trên bệnh nhân tiểu đường: nhân một trường hợp

02/04/2020 21:35:42 | 0 binh luận

Nhiễm nấm đường tiết niệu là bệnh lý ít gặp. Cũng như những cơ quan khác, nhiễm nấm đường tiết niệu thường xuất hiện trên những BN có yếu tố nguy cơ cao. Trong trường hợp này, chúng tôi báo cáo một trường hợp nhiễm nấm Candida niệu trên BN đái tháo đường.
Hướng dẫn sử dụng các khám xét chẩn đoán hình ảnh

Hướng dẫn sử dụng các khám xét chẩn đoán hình ảnh

02/04/2020 18:10:43 | 0 binh luận

Tập tài liệu “Hướng dẫn sử dụng tốt các khám xét hình ảnh y khoa” (Guide de bon usage des examens d’imagerie medicale) được các tác giả ngành y tế Cộng hòa Pháp biên soạn và hiệu chỉnh trong suốt 4 năm từ 2001 đến 2004 và được xuất bản năm 2005 tại Pháp. Các tác giả tham gia biên soạn bao gồm nhiều nhóm chuyên gia của Hội Điện quang, Hội lý sinh Y học và Y học hạt nhân Pháp cũng như các Hội chuyên ngành lâm sàng và nhóm các nhà chức trách về quản lí Y tế Pháp. Mục tiêu của tài liệu là: 1. Giảm chịu đựng cho người bệnh bằng cách bỏ bớt những khám xét không hợp lí. 2. Giảm phơi nhiễm bệnh nhân bằng sử dụng nhiều hơn các kĩ thuật khám xét không chiếu xạ ion hóa như siêu âm và cộng hưởng từ. 3. Cải thiện thực hành lâm sàng bằng chỉ định một cách hợp lí các khám xét hình ảnh học. 4. Phục vụ các bác sĩ như một tài liệu tham chiếu trên lâm sàng. Tại Việt Nam hiện nay, các thầy thuốc lâm sàng cũng như hình ảnh học đã có thể chỉ định và thực hành hầu hết các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện có trên thế giới tuy chưa được phổ biến rộng rãi ngang tầm các nước phát triển. Người dịch tài liệu này nghĩ rằng đã đến lúc cần có một tài liệu hướng dẫn việc chỉ định các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh phù hợp với 4 mục tiêu trên. Do chưa có điều kiện tổ chức nghiên cứu và biên soạn như tại châu Âu và Pháp nên trước mắt chúng tôi dịch và giới thiệu từng phần tài liệu này trên tạp chí chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân, mong được quí đồng nghiệp góp ý kiến và sử dụng bước đầu.
Kén hồi hải mã bẩm sinh trên chụp cộng hưởng từ

Kén hồi hải mã bẩm sinh trên chụp cộng hưởng từ

02/04/2020 18:06:00 | 0 binh luận

Bệnh lý hồi hải mã đã được y văn nêu chủ yếu là quá phát hay teo bẩm sinh. Ở trẻ em nó là 1 trong những nguyên nhân gây động kinh. Bệnh mắc phải thường do teo não bệnh lý thường gặp là hội chứng Alhzeimer. Chẩn đoán bằng cộng hưởng từ khá đơn giản và giải thích được nguyên nhân một số triệu chứng của rối loạn thần kinh. Chúng tôi gặp chủ yếu trong bệnh lý mắc phải ở người nhiều tuổi nhất là trong hội chứng Alzeimher. Sau đây là trường hợp kén hồi hải mã bẩm sinh có triệu chứng được chẩn đoán bằng cộng hưởng từ.
Hướng dẫn sử dụng các khám xét chẩn đoán hình ảnh

Hướng dẫn sử dụng các khám xét chẩn đoán hình ảnh

02/04/2020 17:07:07 | 0 binh luận

Tập tài liệu “Hướng dẫn sử dụng tốt các khám xét hình ảnh y khoa” (Guide de bon usage des examens d’imagerie medicale) được các tác giả ngành y tế Cộng hòa Pháp biên soạn và hiệu chỉnh trong suốt 4 năm từ 2001 đến 2004 và được xuất bản năm 2005 tại Pháp. Các tác giả tham gia biên soạn bao gồm nhiều nhóm chuyên gia của Hội Điện quang, Hội lý sinh Y học và Y học hạt nhân Pháp cũng như các Hội chuyên ngành lâm sàng và nhóm các nhà chức trách về quản lí y tế Pháp. Mục tiêu của tài liệu là: 1. Giảm chịu đựng cho người bệnh bằng cách bỏ bớt những khám xét không hợp lí. 2. Giảm phơi nhiễm bệnh nhân bằng sử dụng nhiều hơn các kĩ thuật khám xét không chiếu xạ ion hóa như siêu âm và cộng hưởng từ. 3. Cải thiện thực hành lâm sàng bằng chỉ định một cách hợp lí các khám xét hình ảnh học. 4. Phục vụ các bác sĩ như một tài liệu tham chiếu trên lâm sàng. Tại Việt Nam hiện nay, các thầy thuốc lâm sàng cũng như hình ảnh học đã có thể chỉ định và thực hành hầu hết các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện có trên thế giới, tuy chưa được phổ biến rộng rãi ngang tầm các nước phát triển. Người dịch tài liệu này nghĩ rằng đã đến lúc cần có một tài liệu hướng dẫn việc chỉ định các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh phù hợp với 4 mục tiêu trên. Do chưa có điều kiện tổ chức nghiên cứu và biên soạn như tại châu Âu và Pháp nên trước mắt chúng tôi dịch và giới thiệu từng phần tài liệu này trên tạp chí chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân, mong được quí đồng nghiệp góp ý kiến và sử dụng bước đầu.

Đơn vị hợp tác