• Thứ 3, 10/09/2024
  • (GMT+7)
Gía trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán lao phúc mạc ở bệnh nhân cổ chướng dịch tiết

Gía trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán lao phúc mạc ở bệnh nhân cổ chướng dịch tiết

12/01/2024 16:00:04 | 0 binh luận

Aim: Value of multi-series computed tomography in diagnosing peritoneal tuberculosis in patients with exudative ascites at Bach Mai Hospital. Materials and methods: A cross-sectional descriptive study on 102 patients, including 39 patients with a confirmed diagnosis of peritoneal tuberculosis and 63 patients with ascites secretions caused by non-peritoneal tuberculosis at Bach Mai hospital from January 1, 2022 to September 1, 2023. CT findings were evaluated for the presence of ascites, peritoneal thickening and nodular, omental thickening and enhancement, mesenteric thickening and nodules, and presence of lumph nodes. Results : Among these 48 PTB patients, there were 16 females and 23 males giving a male- female ratio of 1.44:1. The most common clinical symptom was ascites with 74,7%. 100% of patients were exudative ascites, high lymphocytes with average ratio of lymphocyte was 61,9±11,4%, ADA of peritoneal fluid increased, average 39,6 ± 9,2 UI/L. In the group of patients with non-tuberculous exudative ascites, there were 40 patients with peritoneal metastases, accounting for 63,5%, the remaining causes were pancreatitis, ascites infection, and malignant peritoneal mesothelioma. Smooth peritoneal thickening, peritoneal micro nodules, lymph node necrosis and omental enhancement smudged pattern were seen more common in PTB (p<0,05). The sensitivity and specificity of omental enhancement smudged pattern were 92,3% and 58,7%, accuracy was 71,6%. Smooth peritoneal thickening, peritoneal micro nodules, lymph node necrosis had highly specificity ranging from 69,8% to 100%, accuracy ranging from 63,7% to 67,6% but low sensitivity (15,4% - 54,6%). Focal peritoneal thickening (or peritoneal thickening irregular) and omental enhancement cake like, nodular were seen more commonly in the group of patients with non-tuberculous exudative ascites. Conclusion : Although the characteristics of peritoneal lesions were mostly found in the two groups of patients with exudative ascites, smooth peritoneal thickening, peritoneal micro nodules, lymph node necrosis and omental enhancement smudged pattern suggest PTB. Keywords : peritoneal tuberculosis, exudative ascites, computed tomography.
Đánh giá kết quả ứng dụng siêu âm trong hỗ trợ đặt buồng tiêm truyền cho người bệnh ung thư

Đánh giá kết quả ứng dụng siêu âm trong hỗ trợ đặt buồng tiêm truyền cho người bệnh ung thư

23/01/2024 13:33:19 | 0 binh luận

TÓM TẮT Mục tiêu : Đánh giá kết quả ứng dụng siêu âm trong hỗ trợ đặt buồng tiêm truyền cho người bệnh ung thư tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng: Gồm 260 bệnh nhân ung thư được đặt buồng tiêm truyền dưới hướng dẫn siêu âm từ tháng 01/2022 đến tháng 4/2023. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Kết quả : Tuổi trung bình 56 tuổi, hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, giai đoạn III – IV (86,2%). Tỷ lệ thăm dò chính xác tĩnh mạch trung tâm dưới hướng dẫn siêu âm đạt 100% ngay lần đầu tiên. Đa số bệnh nhân được đặt buồng tiêm truyền có vị trí catheter đi vào lòng mạch ở tĩnh mạch cảnh trong phải với 250 (96,2%) bệnh nhân. Thời gian hoàn thành kỹ thuật đặt buồng tiêm truyền dưới hướng dẫn siêu âm trung bình là 13,8 phút. Có một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị tụ máu vùng đặt là 1,9%, chảy máu mép vết mổ ghi nhận có 2 (0,7%) bệnh nhân. Tất cả các bệnh nhân đều cảm thấy hài lòng, rất hài lòng khi được đặt buồng tiêm truyền hướng dẫn siêu âm. Kết luận : Đặt buồng tiêm truyền dưới hướng dẫn siêu âm giúp rút ngắn thời gian thực hiện, hạn chế các tai biến, biến chứng cũng như góp phần đem đến sự hài lòng, nângcao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Từ khóa : Buồng tiêm truyền, siêu âm, bệnh nhân ung thư.
VAI TRÒ CỦA SINH THIẾT BẰNG KIM LÕI DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRONG ĐÁNH GIÁ HẠCH CỔ BẤT THƯỜNG

VAI TRÒ CỦA SINH THIẾT BẰNG KIM LÕI DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRONG ĐÁNH GIÁ HẠCH CỔ BẤT THƯỜNG

22/01/2024 17:06:20 | 0 binh luận

TÓM TẮT Mục tiêu : Đánh giá hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ thuật sinh thiết bằng kim lõi dưới hướng dẫn siêu âm (Ultrasound- guided core needle biopsy– US-CNB). Đối tượng và phương pháp : Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 201 bệnh nhân (BN) có hạch nghi ngờ và có đường kính ngang ≥5mm, được US-CNB tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 09 năm 2023. Kết quả : Trong 201 hạch cổ được US-CNB, hạch di căn chiếm phần lớn (52,2%), theo sau là u lympho (15,9%) và hạch lành tính (31,9%). Mẫu bệnh phẩm đủ điều kiện chẩn đoán và phân týp mô bệnh học với 126 ca (62,6%), nhóm cần làm thêm xét nghiệm là 51 ca (25,4%), nhóm không đủ điều kiện là 7 ca (3,5%) và nhóm phân vân cần mổ là 17 ca (8,5%). Độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của US-CNB so với kết quả chẩn đoán cuối cùng của BN lần lượt là 93,4%, 100% và 95,5%. Trong 32 hạch u lympho, chẩn đoán qua US-CNB là 21 ca, còn lại 11 ca cần mổ. Độ chính xác chẩn đoán hạch u lymho bằng US-CNB là 65,6%. Trong nhóm không đủ điều kiện, hạch u lympho chiếm tỷ lệ cao hơn so với hạch di căn và hạch lành tính có ý nghĩa thống kê với p<0,05, còn theo chiều rộng, đặc điểm hoại tử và kích cỡ kim thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Không gặp ca nào có biến chứng nặng sau US-CNB. Kết luận: US-CNB là một phương pháp chẩn đoán hạch bất thường vùng cổ có hiệu quả với độ chính xác cao và ít xâm lấn. Từ khóa : Sinh thiết, siêu âm, hạch cổ.
NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ X QUANG NGỰC THẲNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ X QUANG NGỰC THẲNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

22/01/2024 17:00:31 | 0 binh luận

TÓM TẮT Đặt vấn đề: X quang ngực hiện nay là phương tiện chẩn đoán hình ảnh được sử dụng rộng rãi, có giá trị trong tầm soát, chẩn đoán và theo dõi sau điều trị. Với mục tiêu chẩn đoán nhanh chóng và chính xác, trí tuệ nhân tạo (AI) - ngành khoa học máy tính phát triển vượt bậc và có nhiều ứng dụng trong y học - đã và đang được áp dụng tại các cơ sở y tế ở Việt Nam. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, hệ thống AI hỗ trợ phân tích kết quả X quang ngực thẳng đã được triển khai hơn 1 năm nay với 24120 trường hợp được AI xử lý. Nghiên cứu này nhằm đánh giá bước đầu vai trò của trí tuệ nhân tạo trong phân tích kết quả X quang ngực tại bệnh viện Chợ Rẫy. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập ngẫu nhiên dữ liệu hình ảnh X quang ngực thẳng chụp tại khoa Khám xuất cảnh, bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian từ 01/04/2023 đến 01/05/2023. Hình ảnh X quang được phân tích bởi một bác sĩ chẩn đoán hình ảnh 5 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Chợ Rẫy và được xem như dữ liệu tham chiếu. Các biến số về đặc điểm hình ảnh trên X quang ngực thẳng như đông đặc, tổn thương mô kẽ, tổn thương dạng hang, tổn thương xơ, nốt vôi, nốt mờ, xẹp phổi, tràn dịch màng phổi, dày dính màng phổi được ghi nhận. Thời gian đọc kết quả X quang cũng được ghi nhận lại. Sau đó, dữ liệu sẽ tiếp tục được phân tích bởi hai bác sĩ nội trú có và không có sự hỗ trợ của AI, các biến số được thu thập để so sánh. Kết quả: Thời gian trung bình để bác sĩ đọc giàu kinh nghiệm phân tích kết quả là: 55,17 ± 32,43 giây, với AI hỗ trợ, thời gian này được rút ngắn còn: 16,57 ± 13,78 giây. Độ nhạy trong phát hiện các dấu hiệu chung trên X quang ngực thẳng ở bác sĩ nội trú không sử dụng AI là 73,01%, độ đặc hiệu là 83,68%, với AI hỗ trợ độ nhạy và độ đặc hiệu tăng lên, lần lượt là 97,51% và 94,90%. Với nhóm các dấu hiệu quan trọng, gợi ý lao, độ nhạy và độ đặc hiệu của bác sĩ nội trú lần lượt là 74,54% và 85,66%; với AI hỗ trợ, độ nhạy và đặc hiệu tăng lên, đạt 97,49% và 94,83%. Kết luận : Ứng dụng AI giúp giảm rõ rệt thời gian phân tích kết quả X quang ngực thẳng đồng thời cải thiện độ nhạy và độ đặc hiệu phát hiện tổn thương. Từ khóa : AI, trí tuệ nhân tạo, X quang ngực thẳng, PACS/RIS.
VỠ TÚI GIẢ PHÌNH KHỔNG LỒ TÂM THẤT TRÁI: BÁO CÁO 1 TRƯỜNG HỢP HIẾM GẶP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

VỠ TÚI GIẢ PHÌNH KHỔNG LỒ TÂM THẤT TRÁI: BÁO CÁO 1 TRƯỜNG HỢP HIẾM GẶP TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

23/01/2024 11:55:42 | 0 binh luận

TÓM TẮT Giả phình tâm thất trái (LV PA) được định nghĩa là vỡ thành tự do của tâm thất trái được chứa bởi mô màng ngoài tim liền kề. Biến chứng hiếm gặp này thường gặp nhất sau nhồi máu cơ tim, chấn thương hoặc nhiễm trùng. Phẫu thuật thường được đảm bảo để tránh tiến triển thành vỡ tự phát, có khả năng dẫn đến chèn ép tim và tử vong. Chụp cộng hưởng từ tim là phương thức được lựa chọn để mô tả đặc điểm hình thái và chức năng tâm thất trái. Sự phân biệt chính xác giữa túi giả phình và túi phình thực sự là rất quan trọng, vì việc quản lý và tiên lượng khác nhau đáng kể giữa 2 bệnh lý. Chúng tôi trình bày một trường hợp lâm sàng bệnh nhân nam 34 tuổi bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và giả phình thất trái (PA). Bệnh sốt và ho liên tục trong 5 ngày trước vào viện, không điều trị. BN đau ngực và mệt nhiều. Siêu âm tim thấy túi phình thất trái thành bên kt 40x27mm. Cấy đờm có nhiễm Aspergillus flavus. XN Covid- 19 âm tính. Sau 4 ngày vào viện, bệnh nhân đột ngột ngừng tim, ngừng thở, mất ý thức. BN được chỉ định mổ cấp cứu vá tim. Sau mổ, bn được chụp cắt lớp vi tính động mạch vành loại trừ tổn thương nhồi máu cơ tim. Chụp MRI đánh giá hình thái túi phình cho thấy một PA khổng lồ kích thước 66x48x36mm. Các phương pháp điều trị được lựa chọn cho trường hợp mắc bệnh lý hiếm gặp này là phẫu thuật cắt bỏ PA, vá lỗ thủng, giúp bệnh nhân hồi phục dần dần. Trong trường hợp này, chẩn đoán sớm và can thiệp phẫu thuật kịp thời dẫn đến tiên lượng tốt.
ỨNG DỤNG HÌNH ẢNH FDG PET TRONG ĐỘNG KINH

ỨNG DỤNG HÌNH ẢNH FDG PET TRONG ĐỘNG KINH

23/01/2024 11:52:21 | 0 binh luận

TÓM TẮT Một số trường hợp bệnh nhân động kinh cục bộ không đáp ứng với điều trị bằng thuốc thì việc phẫu thuật có thể mang lại nhiều lợi ích. Hình ảnh cắt lớp phát xạ positron (positron emission tomography - PET) với thuốc phóng xạ 18F-Fluorodeoxyglucose (FDG PET) đánh giá chuyển hóa glucose của não là một kỹ thuật đã được ứng dụng rộng rãi trong việc đánh giá trước phẫu thuật ở những bệnh nhân động kinh kháng trị mà có hình ảnh cộng hưởng từ và điện não đồ không tương hợp trong việc xác định vùng sinh động kinh. FDG PET giúp phát hiện vùng sinh động kinh, phân vùng động kinh, giúp xác định mức độ lan rộng của vùng sinh động kinh. FDG PET còn cung cấp thêm thông tin quan trọng về tình trạng chức năng của phần còn lại của não. Ngoài ra, các đặc điểm chuyển hóa trên hình PET cũng góp phần tiên lượng hiểu quả phẫu thuật. Ghi hình PET thường được thực hiện ngoài cơn. Sử dụng hình ảnh MRI chụp trước đó hòa trộn với hình PET để xác định vị trí giải phẫu. Bài báo cáo này nhằm giới thiệu quy trình ghi hình FDG PET não, cách phân tích hình ảnh và vai trò của FDG PET trong đánh giá trước phẫu thuật động kinh trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế ở Việt Nam. Từ khóa: FDG PET, động kinh kháng trị
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA SAU PHẪU THUẬT BẰNG 131I TẠI KHOA XẠ TRỊ VÀ Y HỌC HẠT NHÂN - TRUNG TÂM UNG BƯỚU BỆNH VIỆN E

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA SAU PHẪU THUẬT BẰNG 131I TẠI KHOA XẠ TRỊ VÀ Y HỌC HẠT NHÂN - TRUNG TÂM UNG BƯỚU BỆNH VIỆN E

23/01/2024 10:55:27 | 0 binh luận

TÓM TẮT Mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau mổ bằng 131I tại Khoa Xạ trị và Y học hạt nhân, Trung tâm Ung bướu Bệnh viện E. 2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 67 bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa được điều trị Khoa Xạ trị và Y học hạt nhân, Trung tâm Ung bướu Bệnh viện E Trung ương. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 41,3 ± 12,7, nữ : nam = 3,01 : 1, 91% ung thư tuyến giáp là thể nhú, trong đó 43,3 % chưa có di căn, 55,2 % di căn hạch cổ, 1,5 % có di căn xa. Ở giai đoạn I, II và III chiếm tỷ lệ 98.5%. Bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn sau điều trị 1, 2, 3 liều 131I là 82 % ,94 %, 97,5 % . Tổng liều điều trị trung bình chúng tôi đã sử dụng là 112,5 ± 31,2 mCi, số lần điều trị trung bình là 1,03 ± 0,3 lần. Ở bệnh nhân chưa có di căn xa, liều 131I từ 30 – 50 mCi có giá trị hủy mô giáp còn sót tương tự như liều 100 mCi. Kết quả điều trị ở bệnh nhân < 55 tuổi tốt hơn ≥ 55 tuổi, bệnh nhân chưa có di căn và di căn hạch cổ tốt hơn có di căn xa. Giai đoạn I, II, III tốt hơn giai đoạn IV. Bệnh nhân có Tg < 10 ng/dL tốt hơn Tg ≥ 10 ng/dL, A-Tg < 100 IU/mL tốt hơn A-Tg ≥ 100 IU/mL. Kết luận: Bệnh nhân nhận liều 131I thấp (30 –50 mCi) có hiệu quả điều trị tương tự liều cao (100 mCi) ở bệnh nhân chưa có di căn xa. 82,0% bệnh nhân có kết quả tốt ngay sau 1 liều 131I. Với liều điều trị trung bình cho một bệnh nhân là 102,5 ± 33,6 mCi, sau 1,03 ± 0,3 lần điều trị, 92 % bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn sau 2 liều I131, 97% bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn sau 3 liều điều trị I131. Bệnh nhân có tuổi nhỏ hơn 55 tuổi, chưa có di căn xa, ung thư ở các giai đoạn sớm, nồng độ Tg, A-Tg thấp có đáp ứng với phương pháp điều trị tốt hơn. Từ khóa: Ung thư tuyến giáp, Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, 131I, Thyroglobulin, Anti Thyroglobulin, Xạ hình toàn thân với I-131.
VAI TRÒ CỦA PET/CT TRONG UNG THƯ VÚ

VAI TRÒ CỦA PET/CT TRONG UNG THƯ VÚ

23/01/2024 10:42:11 | 0 binh luận

TÓM TẮT Giới thiệu: Ung thư vú là ung thư hàng đầu ở nữ giới. Chẩn đoán chính xác giai đoạn giúp điều trị bệnh nhân một cách hiệu quả và có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. PET/CT là một phương tiện hiệu quả trong chẩn đoán và phân lập giai đoạn ung thư vú. Mục tiêu: Nghiên cứu này xác định vai trò thay đổi giai đoạn ung thư vú sau khi chụp PET/CT, đồng thời đánh giá mức độ hấp thu FDG theo chỉ số SULmax của các tổn thương. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân ung thư vú chụp PET/CT trong năm 2020. Những bệnh nhân đươc loại khỏi nghiên cứu gồm những bệnh nhân rơi vào các tình huống sau: ung thư vú 2 bên, có các bệnh ung thư khác, thiếu các thông tin về giai đoạn bệnh, đường huyết khi tiêm phóng xạ lớn hơn 200 mg/dL. Liều FDG dùng cho các bệnh nhân là 0,1mCi/ kg cân nặng. Chụp PET/CT scan từ đỉnh đầu đến 1/3 trên đùi. Dữ liệu được ghi nhận trước và sau khi chụp. Xử lý dữ liệu với MS Excel và SPSS 25.0. Phương pháp nghiên cứu : hồi cứu, mô tả hàng loạt ca Kết quả: Sau khi sàng lọc, có 80 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu. Trong đó, 47,5% (38 ca) là các trường hợp ung thư vú trái và 52,5% (42 ca) là các ung thư vú phải. Mục đích chụp PET/CT có 33,8% (27 ca) chụp để chẩn đoán giai đoạn và 66.3 % (53 ca) đánh giá tái phát, di căn. Sự thay đổi giai đoạn sau chụp PET/CT được ghi nhận là 47,5% ( 38 ca) với 45% (36 ca) tăng giai đoạn và 2,5% (2 ca) giảm giai đoạn. Khi đánh giá mức độ hấp thu FDG theo SULmax ghi nhận các bướu nguyên phát cho hấp thu cao nhất. Trong các phân nhóm sinh học, phân nhóm tam âm có mức hấp thu trung bình cao nhất. Về các tổn thương di căn phát hiện được thì di căn phổi – màng phổi chiếm tỉ lệ cao nhất với 38,25% (13 ca). Ngoài ra, còn phát hiện 26,27 % (09 ca) các trường hợp di căn từ hai vị trí trở lên. Kết luận: PET/CT đã giúp cho gần một nửa số bệnh nhân được phân loại giai đoạn chính xác và nhận được điều trị đúng mức. Đồng thời các bệnh nhân còn lại cũng được an tâm điều trị theo chiến lược hiện tại. PET/CT còn giúp đánh giá mức độ chuyển hoá glucose của các tổn thương ác tính hoặc phát hiện sớm các tổn thương tái phát, di căn khi chưa có thay đổi về hình thái. Từ khoá: PET/CT, ung thư vú, đánh giá tái phát di căn, BV Ung Bướu

Đơn vị hợp tác