• Thứ 5, 21/11/2024
  • (GMT+7)
Kĩ thuật chụp cắt lớp vi tính ruột non không xâm nhập trên hệ thống máy đa dãy đầu dò tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai

Kĩ thuật chụp cắt lớp vi tính ruột non không xâm nhập trên hệ thống máy đa dãy đầu dò tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai

02/04/2020 22:51:22 | 0 binh luận

Hiện nay, chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) là một chuyên ngành đóng vai trò hết sức quan trọng trong Y học, không chỉ với vai trò chẩn đoán, mà còn tham gia can thiệp, điều trị. Trước đây chỉ có X quang thường quy, ngày nay chúng ta đã có những thiết bị CĐHA hiện đại như siêu âm, nội soi, CLVT, cộng hưởng từ (CHT).... Tại Việt Nam máy CLVT đầu tiên được lắp tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô năm 1991. Hiện nay hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh đã được trang bị máy CLVT. Một số máy đa dãy đầu thu đã được lắp đặt tại các Bệnh viện lớn như Bạch Mai năm 2006, Bệnh viện Hữu Nghị năm 2006, Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2009, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế,... cho thấy chẩn đoán hình ảnh nói chung, CLVT nói riêng đang phát triển không ngừng và có những tiến bộ ngang tầm khu vực. Ruột non chiếm khoảng 2/3 chiều dài ống tiêu hóa, bệnh lý ruột non đa dạng và phức tạp. Hiện nay mặc dù đã có nhiều biện pháp thăm khám như: kĩ thuật chụp bụng không chuẩn bị, chụp lưu thông ruột non, siêu âm, nội soi ống mềm, nội soi viên nang, chụp cắt lớp vi tính thường quy xong những kĩ thuật này chẩn đoán bệnh lý ruột non vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế đánh giá các tổn thương thành ruột và mạc treo. Chụp CLVT ruột non trên hệ thống máy đa dãy đầu thu đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới, được khẳng định là kĩ thuật có giá trị đánh giá chẩn đoán cao trong bệnh lý ruột non nhờ khả năng tái tạo ảnh đa bình diện với độ phân giải cao, bổ sung đầy đủ cho các kĩ thuật khác. Có hai quy trình đang được áp dụng chụp CLVT ruột non là xâm nhập và không xâm nhập. Quy trình xâm nhập cần có ống sonde hỗng tràng chuyên dụng, màng tăng sáng truyền hình để đặt sonde, gây tê mũi họng, bệnh nhân (BN) hợp tác tốt, cần có hệ thống bơm kiểm soát áp lực. Nhược điểm là phải phụ thuộc vào máy móc nhiều
Hướng dẫn sử dụng các khám xét chẩn đoán hình ảnh

Hướng dẫn sử dụng các khám xét chẩn đoán hình ảnh

02/04/2020 18:10:43 | 0 binh luận

Tập tài liệu “Hướng dẫn sử dụng tốt các khám xét hình ảnh y khoa” (Guide de bon usage des examens d’imagerie medicale) được các tác giả ngành y tế Cộng hòa Pháp biên soạn và hiệu chỉnh trong suốt 4 năm từ 2001 đến 2004 và được xuất bản năm 2005 tại Pháp. Các tác giả tham gia biên soạn bao gồm nhiều nhóm chuyên gia của Hội Điện quang, Hội lý sinh Y học và Y học hạt nhân Pháp cũng như các Hội chuyên ngành lâm sàng và nhóm các nhà chức trách về quản lí Y tế Pháp. Mục tiêu của tài liệu là: 1. Giảm chịu đựng cho người bệnh bằng cách bỏ bớt những khám xét không hợp lí. 2. Giảm phơi nhiễm bệnh nhân bằng sử dụng nhiều hơn các kĩ thuật khám xét không chiếu xạ ion hóa như siêu âm và cộng hưởng từ. 3. Cải thiện thực hành lâm sàng bằng chỉ định một cách hợp lí các khám xét hình ảnh học. 4. Phục vụ các bác sĩ như một tài liệu tham chiếu trên lâm sàng. Tại Việt Nam hiện nay, các thầy thuốc lâm sàng cũng như hình ảnh học đã có thể chỉ định và thực hành hầu hết các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện có trên thế giới tuy chưa được phổ biến rộng rãi ngang tầm các nước phát triển. Người dịch tài liệu này nghĩ rằng đã đến lúc cần có một tài liệu hướng dẫn việc chỉ định các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh phù hợp với 4 mục tiêu trên. Do chưa có điều kiện tổ chức nghiên cứu và biên soạn như tại châu Âu và Pháp nên trước mắt chúng tôi dịch và giới thiệu từng phần tài liệu này trên tạp chí chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân, mong được quí đồng nghiệp góp ý kiến và sử dụng bước đầu.
Kén hồi hải mã bẩm sinh trên chụp cộng hưởng từ

Kén hồi hải mã bẩm sinh trên chụp cộng hưởng từ

02/04/2020 18:06:00 | 0 binh luận

Bệnh lý hồi hải mã đã được y văn nêu chủ yếu là quá phát hay teo bẩm sinh. Ở trẻ em nó là 1 trong những nguyên nhân gây động kinh. Bệnh mắc phải thường do teo não bệnh lý thường gặp là hội chứng Alhzeimer. Chẩn đoán bằng cộng hưởng từ khá đơn giản và giải thích được nguyên nhân một số triệu chứng của rối loạn thần kinh. Chúng tôi gặp chủ yếu trong bệnh lý mắc phải ở người nhiều tuổi nhất là trong hội chứng Alzeimher. Sau đây là trường hợp kén hồi hải mã bẩm sinh có triệu chứng được chẩn đoán bằng cộng hưởng từ.
Hướng dẫn sử dụng các khám xét chẩn đoán hình ảnh

Hướng dẫn sử dụng các khám xét chẩn đoán hình ảnh

02/04/2020 17:07:07 | 0 binh luận

Tập tài liệu “Hướng dẫn sử dụng tốt các khám xét hình ảnh y khoa” (Guide de bon usage des examens d’imagerie medicale) được các tác giả ngành y tế Cộng hòa Pháp biên soạn và hiệu chỉnh trong suốt 4 năm từ 2001 đến 2004 và được xuất bản năm 2005 tại Pháp. Các tác giả tham gia biên soạn bao gồm nhiều nhóm chuyên gia của Hội Điện quang, Hội lý sinh Y học và Y học hạt nhân Pháp cũng như các Hội chuyên ngành lâm sàng và nhóm các nhà chức trách về quản lí y tế Pháp. Mục tiêu của tài liệu là: 1. Giảm chịu đựng cho người bệnh bằng cách bỏ bớt những khám xét không hợp lí. 2. Giảm phơi nhiễm bệnh nhân bằng sử dụng nhiều hơn các kĩ thuật khám xét không chiếu xạ ion hóa như siêu âm và cộng hưởng từ. 3. Cải thiện thực hành lâm sàng bằng chỉ định một cách hợp lí các khám xét hình ảnh học. 4. Phục vụ các bác sĩ như một tài liệu tham chiếu trên lâm sàng. Tại Việt Nam hiện nay, các thầy thuốc lâm sàng cũng như hình ảnh học đã có thể chỉ định và thực hành hầu hết các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện có trên thế giới, tuy chưa được phổ biến rộng rãi ngang tầm các nước phát triển. Người dịch tài liệu này nghĩ rằng đã đến lúc cần có một tài liệu hướng dẫn việc chỉ định các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh phù hợp với 4 mục tiêu trên. Do chưa có điều kiện tổ chức nghiên cứu và biên soạn như tại châu Âu và Pháp nên trước mắt chúng tôi dịch và giới thiệu từng phần tài liệu này trên tạp chí chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân, mong được quí đồng nghiệp góp ý kiến và sử dụng bước đầu.
Cộng hưởng từ chẩn đoán tích lũy sắt trong bệnh thiếu máu do tan huyết (thalassemia)

Cộng hưởng từ chẩn đoán tích lũy sắt trong bệnh thiếu máu do tan huyết (thalassemia)

02/04/2020 16:56:07 | 0 binh luận

Bệnh căn do thiếu sót sản sinh hemoglobin, là 1 bệnh về gen đưa đến thiếu máu. Nhiều ngẫu biến gây ra nhiều týp phụ. Mức độ rối loạn máu thay đổi rất nhiều theo số lượng ngẫu biến. Từ rối loạn gen đưa đến tổng hợp hemoglobin, yếu tố mang ôxy và CO 2 đến và đi khỏi phổi. Ngẫu biến trong cấu trúc hemoglobin tác động đến khả năng thực hiện chức năng của nó. Ở người trưởng thành cấu trúc hemoglobin trưởng thành gồm nhóm hema 1 phân tử globin và 1 nguyên tử Fe ở trung tâm. Phân tử globin chứa 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi bêta. Ở bào thai hemoglobin có 2 chuỗi alpha và 2 chuỗi gamma. 2 nhóm dưới týp chủ yếu của thalasssemia là alpha và bêta là chuỗi bị tác động đến cấu trúc. Alpha thalasssemia Do sản xuất quá mức bêta-globin. Mức độ nặng tùy thuộc vào bao nhiêu chỗ trên gen bị tác động. Thể nhẹ nhất chỉ bị 1 chỗ và kết quả không có triệu chứng lâm sàng. Nếu ở 2 chỗ sẽ có thiếu máu tán huyết nhẹ 3 chỗ sẽ xấu hơn, sản xuất chuỗi alpha chỉ còn 1/3 hay ¼ .Thừa bêta globin Hb H tuy loại này hòa tan được nhưng nó cũng phá hủy tế bào. Trong khi đó nếu không tổng hợp được alpha globin đưa đến phù thai. Nó có thể tạo nên chuỗi gamma Hb nhưng lại không vận chuyển được ôxy đưa đến tử vong thai nhi. Số lượng alpha globin phụ thuộc vào số gen hoạt động, càng ít gen hoạt động bệnh alpha Thalassemia nặng hơn. Mất 1 gen chỉ biểu hiện thiếu máu nhược sắc nhẹ. Mất 2 gen thể nhẹ có biểu hiện thiếu máu nhược sắc. Mất 3 gen là bệnh hemoglobin H chỉ có 1 gen hoạt động để sinh alpha bglobin, ở mức từ nhẹ đến trung bình. Có thể lách to, sỏi mật, nhiễm trùng, vàng da, có thể phải truyền máu thường xuyên. Mất 4 gen là alpha T thể nặng, phù thai, chết trong tử cung hoặc sau sinh. Thể này đặc biệt phổ biến ở Đông nam Á như Việt Nam, Thái lan, Philipin. Alpha Thalassemia có tỉ lệ nam/nữ như nhau. Bêta –thalasssemia Do tổng hợp quá mức alpha-globin, mức phá hoại lớn hơn bêta globin. Cơ thể phản ứng bằng phát triển tủy xương chống thiếu máu, nơi sản sinh hồng cầu giữ cho chuyên chở ôxy của nhu cầu cơ thể nhưng tế bào không đủ như trước. Tủy xương phình ra làm gián đoạn phát triển cơ thể và sức lớn, gây gan, lách to, ổ loét chân, suy tim. Cho đến nay ít nhất 17 ngẫu biến được biết về bêta thalasssemia, có 2 loại là nặng (majeur) và trung gian. Loại nặng cần truyền máu mới sống được. Loại trung gian nhẹ hơn không cần truyền. 2 loại thể nhẹ (minor) chỉ thể hiện không đều trong gen ở thế hệ sau. Thai ở tuần 9 - 10 phát hiện bêta thalasssemia thể nặng với gan, lách to. Tiên lượng tương đối tốt trừ phù thai gây tử vong trong tử cung. Bêta thalasssemia với lách to cần cắt lách và vẫn phải truyền máu. Bệnh phổ biến ở vùng Địa trung Hải, đặc biệt ở Ý, Hy lạp nhưng cũng thấy ở Trung và Nam Á. Trẻ em thừa kế 2 B-globin ngẫu biến thành Thalassemia toàn phát (majeur) hay bệnh thiếu máu Cooley, cũng gặp ở Việt Nam mà thường xuyên phải truyền máu, hậu quả dẫn đến thừa sắt (Fe) tập trung ở gan và tim. Giảm lượng Fe huyết thanh bằng Desferroxamine, phức hợp có ái lực cao với Fe. Tuy có dùng thuốc lấy bớt sắt nhưng tỉ lệ tử vong do bệnh tim vẫn cao. Ở Anh năm 2000 có tới 50% người mắc bệnh này chết ở tuổi 35. Khi mới đẻ trẻ vẫn khỏe mạnh, trong 2 năm tuổi bắt đầu thiếu máu, nếu không truyền máu để duy trì lượng hemoglobin trẻ sẽ chết trong vòng 2-5 tuổi. Tuy nhiên 1 đơn vị máu truyền lại chứa 250mg Fe, với 2 đơn vị truyền mỗi tháng thì 1 năm bệnh nhân (BN) sẽ nhận 6g FE. Do lượng Fe tăng quá mức cơ thể không thể đào thải qua ruột. Trong những năm 1960 chelator Fe, để loại trừ Fe ra khỏi tim, deferoxamine cũng chỉ cứu được 1 số BN. Việc truyền thuốc dưới da 5 lần /tuần, mỗi lần 8 giờ là phiền phức lớn cho trẻ cũng như cho cha mẹ BN. Thuốc cũng có tác dụng phụ như gây điếc, chậm lớn. Vấn đề đo lượng Fe trong máu hay sinh thiết gan đặt thành vấn đề phải quan tâm. Hiện nay ghép tủy, ghép tủy xương bằng tế bào gốc, ghép gen là phương pháp đang được chú ý. Ở Việt Nam, theo Viện Nhi TW có gần 20 000 ca chỉ 1/10 được tiếp cận điều trị. 8 BN đã được ghép tế bào gốc có cơ hội kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống, tuy nhiên đòi hỏi nhiều điều kiện như tìm tế bào gốc phù hợp, chi phí phẫu thuật cao 500 triệu đồng/ ca, chưa kể khan hiếm nguồn tế bào gốc phù hợp. Thường không được điều trị tiên lượng xấu, không sống đến tuổi dậy thì
Bước đầu áp dụng kỹ thuật chụp cộng hưỡng từ ống dẫn tinh trong chẩn đoán vô sinh ở nam giới

Bước đầu áp dụng kỹ thuật chụp cộng hưỡng từ ống dẫn tinh trong chẩn đoán vô sinh ở nam giới

18/04/2020 09:49:23 | 3 binh luận

Vô sinh nam chiếm 50% các nguyên nhân hiếm muộn Có rất nhiều nguyên nhân vô sinh ở nam giới Trong đó không có tinh trùng chiếm 40% Nguyên nhân: Trước tinh hoàn : do nội tiết , bất thường nhiễm sắc thể , bệnh hệ thống. Tại tinh hoàn : bệnh lý viêm tinh hoàn Sau tinh hoàn : tắc các đường dẫn tinh trùng ( do bẩm sinh hoặc mắc phải ) các tổn thương dạng nang Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh Siêu âm doppler vùng bìu bẹn Cắt lớp vi tính vùng tiểu khung Cộng hưởng từ vùng tiểu khung Là kỹ thuật ít xâm phạm, tiến hành song song khi bệnh nhân có các chỉ định khác đi kèm . Ảnh có độ phân giải cao về không gian và thời gian, dễ thực hiện . Có thể bổ sung thông tin về giải phẫu và các cấu trúc lân cận của ống dẫn tinh đoạn trong tiểu khung
Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và khảo sát giá trị của MRI 3.0T trong chẩn đoán hạch cổ ác tính tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và khảo sát giá trị của MRI 3.0T trong chẩn đoán hạch cổ ác tính tại bệnh viện ung bướu Đà Nẵng

17/04/2020 14:51:19 | 0 binh luận

Hạch hiện diện trong nhiều bệnh lý khác nhau: bệnh lý u, nhiễm trùng. Hầu hết các khối u vùng đầu mặt cổ lan truyền đến các hạch vùng cổ. Phát hiện hạch cổ lành tính hay ác tính có ý nghĩa rất quan trọng đối với những BN ung thư đầu cổ: CĐ giai đoạn, kế hoạch điều trị và theo dõi bệnh. Vì vậy, CĐ hạch cổ lành tính hay ác tính là vấn đề rất quan trọng trong lâm sàng. Kĩ thuật h/a: siêu âm, CLVT, CHT, PET/CT, PET/MRI… Siêu âm: hiện diện hạch, đặc điểm hạch (KT, hình dạng, đường bờ, cấu trúc bên trong, sự tưới máu và phần mềm quanh hạch). CHT có thể đánh giá những hạch nằm sâu, bệnh lý liên quan vùng đầu mặt cổ, tránh nguy cơ do sinh thiết hạch. CHT xung khuếch tán (DWI MRI) cùng với bản đồ ADC là một kĩ thuật chức năng không xâm nhập cho phép xác định đặc tính của mô hay tổn thương mức độ vi thể với độ nhạy và độ đặc hiệu cao Điều trị: nội khoa, phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hay kết hợp. CHT: cung cấp thông tin hữu ích giúp BS lâm sàng lựa chọn PP điều trị. NC này nhằm mục đích mô tả đặc điểm hình ảnh và khảo sát giá trị của MRI 3.0T trong chẩn đoán hạch cổ ác tính -> giúp chẩn đoán gđ khối u, lập kế hoạch điều trị, đánh giá tiên lượng, theo dõi trong và sau khi điều trị, hạn chế những can thiệp không cần thiết hay những nguy cơ tai biến do can thiệp
Lợi thế về liều lượng bộ thu chuẩn trực bề mặt mới giấy chức năng tungsten trong liệu pháp điện tử

Lợi thế về liều lượng bộ thu chuẩn trực bề mặt mới giấy chức năng tungsten trong liệu pháp điện tử

17/04/2020 21:34:58 | 0 binh luận

Chì là chất liệu che chắn phóng xạ trong lĩnh vực y học rất tốt Những bất lợi của Chì Độc hại đối với cơ thể ng ười Cản trở quá trình làm việc Ô nhiễm môi tr ư ờng Trong ngành công nghiệp , việc sử dụng chì bị cấm Trong ngành y tế , Chì vẫn đ ư ợc sử dụng .. Giấy Vonfram đa năng là gì( TFP ) Đặc điểm của giấy vonfram đa năng: Độ dày = 0.3 mm W: 80 wt% và Cellulose ( C6H10O5 ): 20 wt% Khả năng che chắn phóng xạ và là giấy ch ư a bột vonfram Kindai University Không hề độc hại với cơ thể ng ư ời Dễ dàng sử dụng trong quá trình làm việc ( cắt, gấp, và dán vào các vật liệu khác ) Thân thiện môi trường nhờ tái tạo đ ư ợc Mục đích của nghiên cứu: Một cuộc điều tra về đặc điểm của liều tia với bề mặt chuẩn trực TFP mới

Đơn vị hợp tác