• Thứ 7, 23/11/2024
  • (GMT+7)

Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của rò hậu môn

Magnetic resonance imaging characterization of perianal fistula

SUMMARY

Background: Perianal fistula is a common disease in the anorectal region, just after hemorrhoids. The disease often recurs because of missed lesions at surgery, especially internal openings and secondary tracts, which can be identified by MRI. Surgery guided by Magnetic Resonance imaging (MRI) significantly reduces the recurrence of fistula.

Aims: To describe the MRI features of perianal fistula and study the role of T2W TSE, post- contrast FS T1W TSE Gadolinium sequences in detecting the characterizations of the fistula tract.

Subjects and methods: 367 patients with perianal fistulae, diagnosed and treated at University medical center hospital, between 1/1/2016 and 1/31/2018, were included in this study. This study is a retrospective analysis. We compared the imaging features with the surgical findings.

Results: The mean age was 39.3 years (range, 12 – 84 years), male/ female = 9/1. A total of 411 fistulas were found at surgery. Agreement between the surgical findings and MR imaging for classification of the primary track, detecting secondary track was very good with kappa = 0.89 (0.84,0.93), 0.94 (0.90,0.97), respectively. The sensitivity and specificity of MRI in correctly detecting internal openings was found to be 99% and 85.2% respectively; for abscess, it was 100%. Both T2W TSE, post-contrast FS T1W TSE Gadolinium sequences have high sensitivity and specificity for the depiction of primary tracts, internal openings, and secondary tracts. Post- contrast FS T1W Gadolinium sequence was very good in detecting abscess; differentiating between abscess and inflammation, active inflammatory components with scars.

Conclusions: Magnetic Resonance Imaging (MRI) was highly accurate in assessment of surgically important parameters of perianal fistulae. With the very good agreement between the surgical findings and MR imaging for classification of the primary track, detecting secondary tract, high accuracy in detecting internal openings and abscess as well, MRI was considered the reliable technique of choice for establishing preoperative fistula map. If no contraindications exist, administration of contrast material is necessary for detecting abscess and secondary tracts, differentiating active inflammatory components with scars, especially in case of complex or recurrent fistula or having surgery around the anus before.

Keywords: fistula, anal, MR imaging.

TÓM TẮT

Mở đầu: Rò hậu môn là bệnh thường gặp vùng hậu môn – trực tràng, đứng hàng thứ hai sau trĩ. Bệnh hay tái phát do bỏ sót tổn thương trong lúc mổ, nhất là còn lỗ trong và đường rò phụ. Cộng hưởng từ (CHT) có thể nhận diện các đặc điểm này, giúp giảm đáng kể tỉ lệ tái phát sau mổ.

Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm của rò hậu môn trên CHT và nghiên cứu vai trò của các chuỗi xung T2W TSE, FS T1W TSE Gadolinium trong việc phát hiện các đặc điểm của đường rò. Đối tượng và phương pháp: 367 BN rò hậu môn có chụp CHT trước mổ và được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện ĐHYD từ 1/1/2016 đến 31/1/2018.

Phương pháp: mô tả cắt ngang. Mô tả đặc điểm hình ảnh, đối chiếu với phẫu thuật.

Kết quả: Tuổi trung bình 39,3 (12 – 84 tuổi), nam/nữ = 9/1. Có 411 đường rò chính được tìm thấy trong mổ. Mức độ đồng thuận mạnh giữa CHT và phẫu thuật (PT) trong phân loại đường rò chính, phát hiện đường rò phụ với kappa lần lượt là 0,89 (0,84;0,93); 0,94 (0,90;0,97). Độ nhạy và độ đặc hiệu của CHT trong phát hiện lỗ trong lần lượt là 99% và 85,2%, trong phát hiện áp-xe là 100%. Cả xung T2W và xung FS T1W sau tiêm đều có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong phát hiện lỗ trong, nhánh phụ, đường rò chính. Xung FS T1W Gadolinium rất tốt trong phát hiện áp-xe, phân biệt áp-xe với tổn thương viêm, phân biệt đường rò hoạt động với mô xơ.

Kết luận: CHT có độ chính xác cao trong đánh giá các đặc điểm của đường rò. Với mức độ đồng thuận mạnh giữa CHT và phẫu thuật trong phân loại đường rò chính, phát hiện đường rò phụ cũng như độ chính xác cao trong phát hiện lỗ trong và áp-xe, CHT được xem là phương tiện đáng tin cậy trong thiết lập bản đồ đường rò trước mổ. Nếu không có chống chỉ định, tiêm thuốc tương phản là cần thiết, đặc biệt những trường hợp nghi rò phức tạp, rò tái phát hoặc đã có phẫu thuật vùng quanh hậu môn trước đó, giúp phát hiện áp-xe, nhánh phụ, phân biệt đường rò hoạt động với mô xơ.

Từ khóa: rò, hậu môn, cộng hưởng từ.

Tạp chí Điện quang số 33

Phan Công Chiến, Nguyễn Thị Thùy Linh, Võ Tấn Đức

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác