• Thứ 4, 22/01/2025
  • (GMT+7)

Nghiên cứu giá trị siêu âm trong chẩn đoán teo mật bẩm sinh ở trẻ < 4 tháng

Value of Ultrasound in diagnosis of biliary atresia in infants younger than 4 months old

SUMMARY

Purpose: To evaluate prospectively the value of ultrasonography (US) in the diagnosis of biliary atresia (BA), with surgery as the reference standard.

Material and Methods: 98 fasting infants (< 4 months old) with jaundice, acholic stools and conjugated hyperbilirubinemia underwent detailed US studies performed by an experienced pediatric radiologist with a 5MHz curvilinear transducer and a 7.5MHz linear-array transducer. The following features were prospectively recorded: gallbladder morphology, size and contraction, triangular cord sign. The radiologist was blinded to results of other investigations. Sensitivity, specificity, and positive and negative predictive values were calculated for each US variable. BA and non-BA groups were compared by means of the Fisher exact test for categorical variables and an unpaired t test for continuous variables.

Result: Forty infants had surgically confirmed BA, and 58 had other documented causes of neonatal jaundice; the mean ages at US assessment were 57 and 58 days, respectively (P>0,5). Seven US features showed a significant difference between BA and non-BA groups (P< 0,01, Fisher exact test). The features with the greatest individual sensitivity and specificity, respectively, in the diagnosis of BA were triangular cord sign (87,5% and 94,8%), abnormal gallbladder wall (87,5% and 89,6%) and no contraction (90,6% and 89,6%).The gallbladder was significantly smaller in infants with BA than in those without BA (15,4mm vs 22,5 mm in length, P <0,01).

Conclusion: US is valuable in diagnosis of biliary atresia if patients fast enough. Multiple US features should be used to increase the accuracy of the diagnosis

Abbreviation: US: Ultrasound

BA: Biliary Atresia

TC: Triangular Cord

Key word: Billiary atresia, Triangle Cord

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị siêu âm trong chẩn đoán teo mật, có đối chiếu với phẫu thuật

Đối tượng và Phương pháp: 98 bệnh nhi< 4 tháng tuổi, có dấu hiệu vàng da ứ mật (vàng da, phân bạc màu, tăng Billirubin trực tiếp) được siêu âm gan mật bằng đầu dò cong 5Mhz và đầu dò phẳng 7,5Mhz. Các yếu tố được đánh giá trên siêu âm là hình thái túi mật, kích thước, sự co bóp, dấu hiệu dây chằng tam giác (TC) và các bất thường khác nếu có. Bác sỹ siêu âm không được biết kết quả xét nghiệm của bệnh nhi. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dương tính, giá trị âm tính, độ chính xác của từng dấu hiệu trên siêu âm được tính toán, so sánh giữa nhóm teo mật và không teo mật.

Kết quả: Trong tổng số 98 bệnh nhi được siêu âm: 40 bệnh nhi teo mật được khẳng định bằng phẫu thuật, (tuổi trung bình 57 ngày tuổi) và 58 bệnh nhi vàng da ứ mật không do teo mật (tuổi trung bình 58 ngay tuổi) được xác định theo tiêu chuẩn chẩn đoán của từng bênh và/hoặc thuyên giảm sau điều trị. Các đặc điểm trên siêu âm được khảo sát là: hình thái túi mật, kích thước, sự co bóp túi mật, dấu hiệu dây chằng tam giác, nang vùng rốn gan, có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm teo mật và không teo mật. Trong số này, dấu hiệu thành túi mật không đều, không co bóp và dây chằng tam giác có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất trong chẩn đoán xác định teo mật. Kích thước túi mật cũng có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm teo mật (15,4mm) và không teo mật (22,5mm)(P<0,01)

Kết luận: Siêu âm rất có giá trị trong chẩn đoán teo mật, với điều kiện bệnh nhân được nhịn ăn đủ thời gian và được thực hiện bởi bác sỹ có kinh nghiệm. Cần kết hợp nhiều dấu hiệu trên siêu âm để kết quả đạt độ chính xác cao.

Chữ viết tắt:

TC: dấu hiệu dây chằng tam giác

BN: bệnh nhân

CHT: cộng hưởng từ

SA: siêu âm

Từ khóa: Teo đường mật bẩm sinh, dây chằng tam giác

Tác giả: Lê Thị Kim Ngọc*

Địa chỉ: * Khoa CĐHA, Bệnh viện Nhi trung ương

(Tạp chí Điện quang Việt Nam số 29)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác