• Thứ 4, 22/01/2025
  • (GMT+7)

Dị dạng rò động tĩnh mạch phổi lưu lượng lớn: ca bệnh hiểm được chẩn đoán và điều trị can thiệp nội mạch

Pulmonary arteriovenous fistula case report: diagnosis and endovascular treatment

SUMMARY

Pulmonary arteriovenous malformations (PAVM) are rare pulmonary vascular anomalies. Although most patients are asymptomatic, PAVMs can cause dyspnoea from right-to-left shunt. Because of paradoxical emboli, various central nervous system complications have been described including stroke and brain abscess. There is a strong association between PAVM and hereditary haemorrhagic telangiectasia. Chest radiography and contrast enhanced computed tomography are essential initial diagnostic tools but pulmonary angiography is the gold standard. Contrast echocardiography is useful for diagnosis and monitoring after treatment. Most patients should be treated. Therapeutic options include angiographic embolisation with metal coil or balloon occlusion and surgical excision.

We present a clinical case in a 33-year-old male patient, diagnosed with a large, single PAVM in the right lower lung with X-ray and CT scan. Patients treated with pulmonary angiography embolisation with 2 metal coil and plug14, rechecked after 6 months by magnetic resonance, computerized tomography and pulmonary angiography, complete loss of shunt stream. Clinically improved, blood gas test before intervention: pO2 64.7mmHg and SatO2 89.9% and 6 months after intervention: pO2 91.3mmHg and SatO2 96.2% .

Key word: arteriovenous fistula, embolization, pulmonary vascular malformation

TÓM TẮT

Thông động tĩnh mạch phổi (Pulmonary arteriovenous malformations (PAVM)) là dị dạng mạch máu ở phổi hiếm gặp, trong đó có sự nối thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch phổi. Theo y văn và các trường hợp báo cáo, khoảng 75% các trường hợp gặp trong bệnh cảnh Rendu-Osler hay hội chứng giãn mao mạch xuất huyết di truyền (hereditary haemorrhagic telangiectasia) [1].

Mặc dù bệnh nhân có thể không có triệu chứng, tuy nhiên, triệu chứng hay gặp là khó thở, có thể có tím do luồng shunt phải – trái, gây ra tình trạng giảm oxy máu mãn tính. Các biến chứng tổn thương thần kinh trung ương như đột quỵ hay abcess não có thể xảy ra do huyết khối ngược dòng từ động mạch phổi vào tĩnh mạch phổi rồi đổ về nhĩ trái.

Chụp X-quang ngực và cắt lớp vi tính (CLVT) ngực có tiêm thuốc cản quang là các phương pháp đầu tay để chẩn đoán bênh, nhưng chụp động mạch phổi số hoá xoá nền vẫn là tiêu chuẩn vàng. Hầu hất các bệnh nhân nên điều trị. Phương pháp điều trị được lựa chọn gồm can thiệp nút mạch với coil kim loại hoặc bóng hay phẫu thuật.

Chúng tôi trình bày một ca lâm sàng ở bệnh nhân nam 33 tuổi, được chẩn đoán AVM phổi lớn, đơn độc ở thuỳ dưới phổi phải bằng chụp Xquang và chụp CLVT. Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp chụp động mạch phổi số hoá xoá nền nút mạch với dụng cụ 2 coil kim loại và dù chẹn động mạch đến, kiểm tra lại sau 6 tháng bằng cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính và chụp mạch thấy tắc hoàn toàn luồng thông. Lâm sàng cải thiện rõ, bệnh nhân hết khó thở, đỡ tím, xét nghiệm khí máu trước can thiệp: pO2 64,7mmHg và SatO2 89,9% và 6 tháng sau can thiệp: pO2 91,3mmHg và SatO2 96,2%.

Từ khoá: Rò động tĩnh mạch, nút mạch, dị dạng mạch phổi.

Tác giả: Nguyễn Thị Thu Thảo*, Trịnh Hà Châu*, Vũ Đăng Lưu*

Địa chỉ: * Khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai

Theo tạp chí Điện Quang Việt Nam số 34-5/2019

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác