• Thứ 4, 22/01/2025
  • (GMT+7)

Báo cáo lâm sàng: can thiệp nội mạch cấp cứu điều trị võ giả phình động mạch lách có tình trạng sốc mất máu - một biến chứng ở bệnh nhân viêm tụy cấp

Splenic artery pseudoaneurysm rupture with hemorrhagic shockas complication of acute pancreatitis treated with emergency endovascular interventions: A case report

SUMMARY

Background: Rupture of splenic artery pseudoaneurysm (SAPs)secondary to pancreatitis is a uncommon complication, but one with a high mortality rate. Patient generally presented with gastrointestinal bleeding’s symptoms ranging from mild anemia to hemorrhagic shock.Contrast-enhanced abdominal computed tomography (CT) plays an important role in diagnosis, but digital subtraction angiography (DSA) is the gold-standard method to determine the correct diagnosis and make treatment planning. Nowadays, SAPs have been managed with many methods. Endovascular intervention remains the first choice asminimal invasion and a waste of the short time,especially for emergency cases. This article describes a case of SAPs rupture complicated by chronic pancreatitis. Patient admidtted with hypovolemic shock andsuccessfully treated using endovascular coil embolization.

Case presentation: A 46 years old man with a past medical histoty of pancreatitisattended to Bach Mai hospital due to hemorrhagic shock as result of acute upper gastrointestinal bleeding. He was intubated and received platelet infusion in secondary hospital.Upper gastrointestinal endoscopyshowed bleeding from the major duodenal papilla, but the source of bleeding remained obscured. CTrevealedrupture of splenic artery pseudoaneurysm causing haemosuccuspancreaticus and duodenal bleeding. Patient immediately managed with coil embolizationby Sandwich technique.After procedure, anemia was controlled steady, butsigns of peritonitis began to appear. At that time, CT images discovered multiple abcesses in hypogastric region and alsso suspectednecrosis of the colonic wall. The patient underwentcolectomy and colostomy in left lumbar region. On the 20th day, he was discharged from hospital with no symptoms and normal blood test.

Conclusion: Treatment of acute gastrointestinal bleeding from a splenic artery pseudoaneurysm rupture need to access rapidly and manage reasonably. Emergency endovascular interventions should be the first selection to prevent continous bleeding.

Keyword: splenic artery aneurysm rupture, hemorrhagic shock, pancreatitis, emergency endovascular interventions.

TÓM TẮT

Tổng quan:Vỡ giả phình mạch lách (SAPs)là một biến chứng hiếm gặp ở bệnh nhân viêm tụy, nhưng có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh nhân thường nhập viện với các triệu chứng lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa, biểu hiện có thể từ thiếu máu nhẹ đến sốc mất máu. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc cản quang (CT) có vai trò quan trọng trong chuẩn đoán, nhưng chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền (DSA) vẫn là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định và lập kế hoạch điều trị. Hiện có nhiều phương pháp điều trị vỡ giả phình động mạch lách, trong đó can thiệp nội mạch là phương pháp được lựa chọn hàng đầu do sự xâm lấn tối thiểu và thời gian can thiệp ngắn đặc biệt trong tình huống cấp cứu. Trong bài báo này, chúng tôi xin trình bày một ca lâm sàng vỡ ổ giả phình động mạch lách do viêm tụy mạn. Bệnh nhân nhập viện với biểu hiện của sốc mất máu và được can thiệp nút mạch cấp cứu bằng coil thành công.

Ca lâm sàng: Bệnh nhân nam 46 tuổi có tiền sử viêm tụy cấp, nhập bệnhviện Bạch Mai trong tình trạng sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa cao cấp tính đã được đặt nội khí quản, truyền tiểu cầu ở tuyến dưới.Nội soi dạ dày cấp cứu ghi nhậnmáu chảy thành dòng từ nhú tá lớn vào tá tràng. Chụp CTphát hiện ổ giả phình động mạch lách đã vỡ, gây chảy máu vào ống tụy chính, sau đó chảy xuống tá tràng. Bệnh nhân được can thiệp nút tắc ổ giả phình bằngcoil cấp cứu với phương pháp Sandwich. Sau can thiệp 2 ngày, tình trạng mất máu được cải thiện, tuy nhiên bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện triệu chứng của viêm phúc mạc. Chụp CT phát hiện nhiều ổ áp xe vùng tiểu khung, nghi ngờ có hoại tử thành đại tràng. Bệnh nhân được phẫu thuật cắt đại tràng, làm hậu môn nhân tạo mạn sườn trái. Bệnh nhân xuất viện ngày thứ 20 sau mổ, không còn các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm trong giới hạn bình thường.

Kêt luận: Điều trị vỡ giả phình động mạch lách đặc biệt trong tình trạngxuất huyết tiêu hóa cấp cần có thái độ tiếp cận, xử trí nhanh chóng và hợp lý. Can thiệp nội mạch cấp cứu là phương pháp điều trị nên được lựa chọn hàng đầu nhằm ngăn quá trình chảy máu tiếp diễn.

Từ khóa: vỡ giả phình động mạch lách, sốc mất máu, viêm tụy mạn, can thiệp nội mạch cấp cứu

Tác giả: Mai Văn Hải*, Ngô Lê Lâm**, Trịnh Hà Châu**, Lê Văn Khảng**, Vũ Đăng Lưu**, Phạm Minh Thông**

Địa chỉ: * BSNT ĐHY Hà Nội ** Trung tâm Điện quang BV Bạch Mai

(Tạp chí điện quang số 35)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác