• Thứ 4, 22/01/2025
  • (GMT+7)

Vai trò của X-quang cắt lớp vi tính trong chẩn đoán lồng ruột ở người lớn

Role of abdominal computed tomography in diagnosis of adult intussception

SUMMARY

Objective: To describe imaging characteristics of adult intussception (AI) on CT and to identify diagnostic values of them.

Materials and methods: Case series report including patients: defined AI on CT, over 18 years of age, having been on surgery, with/ without histo-pathology. Patients are divided into two groups: those with enteroenteric intussusception (EI) and those with intussusceptions involving colon (IC), including enterocolic and colocolic lesions.

Results: from 01/2014 to 01/2017 at University Medical Center, HCMC, there were 53 intussusceptions of 52 patients on CT (EI: 14_26%, IC: 39_74%). 33 of those have intussusception on surgery (EI: 10_3%, IC: 23_70%). Mean length of intussusceptions of both groups is 7,6±4,0cm (2,4-19,6). Mean diameter of intussusceptions is 4,7±1,1cm (2,2-7). Mean interposed fat thickness is 1±0,6cm (0,1-2,6). CT and surgery characteristics of patients in EI group are of minor differences. Ratio of AI on CT with obstruction and with ischemia_necrosis are both 3,8%. Outcome of diagnosing complications by CT and by surgery are comparable. Characteristics capable of predicting presence of insstususception on surgery are: in EI group: lead point, length > 6cm, interposed fat thickness > 0,5 cm; in IC group: length > 5.65 cm, interposed fat thickness > 0,75 cm.

Conclusion: Characteristics capable of predicting presence of insstususception on surgery are: lead point, length, interposed fat thickness.

Key words: Computerized Tomography (CT), Intussusception, obstruction, enteric ischemia, lead point.

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả các đặc điểm hình ảnh của lồng ruột người lớn(LRNL) trên Xquang cắt lớp vi tính (XQCLVT) và xác định giá trị chẩn đoán của các đặc điểm này.

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, bao gồm các bệnh nhân (BN): có lồng ruột trên XQCLVT, > 18 tuổi, được phẫu thuật, + kết quả mô bệnh học. Các bệnh nhân được chia làm hai nhóm: nhóm lồng ruột non (RN) và nhóm liên quan đến đại tràng (ĐT) bao gồm: lồng RN - ĐT và lồng ĐT - ĐT.

Kết quả: Từ tháng 01/2014 đến tháng 01/2017 tại Bệnh viện ĐHYD TP HCM, có 53 khối lồng hiện diện ở 52 BN khi chụp XQCLVT (lồng RN – RN: 14 - 26%, nhóm ĐT: 39 - 74%). Ghi nhận trong mổ 33 BN (lồng RN – RN: 10 - 30%, nhóm ĐT: 23 - 70%). Chiều dài khối lồng trung bình chung hai nhóm 7,6 ± 4,0cm (2,4 - 19,6). Đường kính ngang khối lồng trung bình 4,7 ± 1,1cm (2,2 - 7). Bề dày lớp mỡ trong khối lồng trung bình 1± 0,6cm (0,1 - 2,6). Các đặc điểm của nhóm lồng RN - RN khác biệt không nhiều giữa XQCLVT và kết quả mổ. Tỷ lệ LRNL có biến chứng tắc ruột và thiếu máu - hoại tử đều là 3,8%. XQCLVT cho kết quả tương đồng với phẫu thuật trong chẩn đoán biến chứng của lồng ruột. Những biến số có khả năng dự đoán kết quả có khối lồng trong mổ, đối với nhóm RN – RN: khởi điểm lồng (KĐL), chiều dài khối lồng > 6cm, bề dày lớp mỡ > 0,5cm. Những biến số có khả năng dự đoán kết quả có khối lồng trong mổ, đối với nhóm liên quan ĐT: chiều dài khối lồng > 5,65cm, bề dày lớp mỡ > 0,75cm.

Kết luận: Các đặc điểm khối lồng có khả năng dự báo tìm thấy lồng ruột trong mổ là: KĐL, chiều dài khối lồng, bề dày lớp mỡ.

Từ khóa: XQCLVT, lồng ruột, tắc ruột, thiếu máu ruột, khởi điểm lồng.

Tác giả: Đỗ Phạm Minh Ngọc*, Võ Tấn Đức*

Địa chỉ: * Đại học Y Dược TP HCM

(Tạp chí Điện quang Việt Nam số 30)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác