Vai trò cộng hưởng từ ngấm thuốc muộn trong dự báo khả năng phục hồi chức năng tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp tái thông động mạch vành thì đầu
Role of delayed contrast-enhanced magnetic resonance Imaging to predict cardiacfunctional improvement after primary percutaneous coronary intervention for patients with acute myocardial infarction
SUMMARY
Objective: To access the transmural extent of hyperenhancement and infarct size at Delayed Contrast-Enhanced Magnetic Resonance Imaging (DCE-MRI) on relating toleft ventricular (LV) functional improvement in reperfused myocardial infarction (MI) and to compare theLV morphology and function on MRI afterprimary percutanous coronary revascularization.
Materialand Methods: Cine sequenceand Delayed Contrast- Enhanced MRIwere underwent in period of 9 days after percutanous coronary revascularization on29 patients suffering fromAcute MI at Bach Mai Hospital. Long term follow-up cardiac MRI was done to compare the change in LV morphology and function, infarct size. Myocardial wall thickening and left ventricular volumes were quantified on cine-images, and the transmural extent of infarction (TEI), infarct size was doned on delayed-enhancement images. Remodeling was defined as an increase in LV end-diastolic volume index of 20% or higher at follow up.
Results: A decrease in myocardial mass (104,9 ± 23,4 to 96,1 ± 25,6 gram; p<0,05), mean SWT score (16,5 ± 4,9 to 14,6 ± 6,1; p<0,001) and increase the mean ejection fraction (45,7 ± 6,9 to 48,8 ± 9,2%; mean 3,2%; p<0,05), whereas mean end-diastolic volume(107,1 ± 23,8to131,7 ± 37,8 ml; p<0,0001) and mean end-systolic volume(58,5 ± 16,3 to 69,3 ± 29,3 ml, p<0,05) did not decrease. Segmental wall thickening did not change (42,6 ± 23,6to 43,3 ± 24,1%; p>0,5). The infarct size at DCE-MRI was related to LVEDVI (r=0,643, p<0,0001). Infarct size of 29% or more of LV area predicted remodeling with high sensitivity (100%) and specificity (89%). The extent of segments that was dysfunctional but viable was related to improvement in ejection fraction(r=0,56; p=0,002). Segmental wall thickening improved significantly in segments with<25% TEI(35 ± 7 to48 ± 7%, p<0,0001), tended to improve in segments with 25% to 75% TEI (32± 10to38 ± 11%, p<0,001), whereas segments with>75% TEI did not improve (22 ± 15to20 ± 14%, p<0,05).
Conclusion:In patients with recent reperfused MI, functional improvement predicted by delayed contrast-enhanced Magnetic Resonance Imaging.
Key words: Cardiac Magnetic Resonace Imaging, delayed enhancement MRI, late gadolinium, Acute myocardial infarction, transmural extent of infarction (TEI), infarct size.
TÓM TẮT
Mục đích: Đánh giá các đặc điểm hình thái và chức năng trên cộng hưởng từ (CHT) tim sau can thiệp. Tương quan giữa độ xuyên thành của ngấm thuốc muộn, kích thước vùng cơ tim hoại tử trên CHT với sự cải thiện chức năng thất trái (CNTT) sau can thiệp ĐMV ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp.
Phương pháp:29 BN NMCT cấp được chụp CHT tim lần 1 xung xi nê và tiêm thuốc ngay sau can thiệp tái thông động mạch vành thành công trong thời gian 9 ngày, sau đó được chụp CHT lần 2 theo dõi để đối chiếu thay đổi hình thái và CNTT, kích thước vùng cơ tim hoại tử. Độ dày thành từng vùng và CNTT được đánh giá trên chuỗi xung xi nê và mức độ ngấm thuốc muộn, kích thước vùng hoại tử được đánh giá trên chuỗi xung ngấm thuốc muộn. Tái định dạng thất trái khi chỉ số thể tích cuối tâm trương thất trái tăng trên 20% sau theo dõi.
Kết quả: Sau theo dõi có giảm khối lượng cơ thất trái (104,9 ± 23,4 so với 96,1 ± 25,6 gram, p<0,05) và điểm vận động vùng (16,5 ± 4,9 so với 14,6 ± 6,1, p<0,001), tăng phân suất tống máu (từ 45,7 ± 6,9% đến 48,8 ± 9,2%, trung bình 3,2%, p<0,05). Tuy nhiên không giảm thể tích cuối tâm trương (107,1 ± 23,8 so với 131,7 ± 37,8 ml, p<0,0001) và thể tích cuối tâm thu (58,5 ± 16,3 so với 69,3 ± 29,3, p<0,05). Độ dày thành từng vùng hầu như không thay đổi (42,6 ± 23,6 so với 43,3 ± 24,1%, p>0,5). Có mối tương quan thuận giữa kích thước cơ tim hoại tử với thay đổi chỉ số thể tích cuối tâm trương (LVEDVI) với r=0,643, p<0,0001. Kích thước cơ tim hoại tử 29% hoặc cao hơn là ngưỡng dự đoán tái định dạng thất trái với độ nhạy 100%, đặc hiệu 89%. Có mối tương quan thuận giữa chỉ số sống còn cơ tim với thay đổi phân suất tống máu với r=0,56, p=0,002. Độ dày thành từng vùng cải thiện rõ ở các phân đoạn ngấm muộn<25% bề dày thành thất(35 ± 7 lên 48 ± 7%, p<0,0001), có cải thiện nhưng không nhiều ở các phân đoạn ngấm muộn 26-75% (32± 10 lên 38 ± 11%, p<0,001), không cải thiện ở phân nhóm ngấm>75% (22 ± 15 tới 20 ± 14, p<0,05).
Kết luận: Chụp CHT tim ngấm thuốc muộn giúp dự báo khả năng hồi phục chức năng thất trái sau tái tưới máu cơ tim ở bệnh nhân NMCT cấp.
Từ khoá: CHT tim, CHT ngấm thuốc muộn, NMCT cấp, mức độ xuyên thành của vùng nhồi máu, kích thước cơ tim hoại tử.
Bạn Đọc Quan tâm
Sự kiện sắp diễn ra
Thông tin đào tạo
- Những cạm bẫy trong CĐHA vú và vai trò của trí tuệ nhân tạo
- Hội thảo trực tuyến "Cắt lớp vi tính đếm Photon: từ lý thuyết tới thực tiễn lâm sàng”
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ HÌNH ẢNH HỌC THẦN KINH: BÀI 3: U não trong trục
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Cập nhật RSNA 2021: Công nghệ mới trong Kỷ nguyên mới"
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Đánh giá chức năng thất phải trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim"
Bình luận