• Thứ 4, 22/01/2025
  • (GMT+7)

Vai trò can thiệp nội mạch trong điều trị ho ra máu nặng

The role of endovascular treatment for massive hemoptysis

SUMMARY

Objectives: To assess the safety and effectiveness of arterial embolization in patients with massive hemoptysis.

Subjects and Method: All patients were diagnosed massive hemoptysis and treated endovascular intervention in Cho Ray Hospital from January 2016 to March 2017. Some variants were asscessed: etiologies, important angiographics findings, the clinical success, complications and follow-up outcomes within 1 month.

Results: 35 patients were treated by endovascular intervention. Massive hemoptysis was caused by bronchiectasis (37,1%), pulmonary tuberculosis (20%), pulmonary aspergilloma 14.3%). A total of 69 bleeding arteries were found, an average of four arteries per patient. Important angiographics findings were: vascular hypertrophy and tortuosity (80,0%), neovascularity and hypervascularity (85,7%), shunting (25,7%), aneurysm formation (8,5%) and active extravasation (5,7%). Immediate clinical success achieved was 97,1% (34/35 patients) and 11,7% of patients had recurrent over 1 month; aspergilloma and shunting were asociated with early recurrent (p<0,05). No serve complications were reported and the most common complication was trasient chest pain (28,6%).

Conclusion: Endovascular treament is an effective and safe procedure in the management of massive hemoptysis.

Keywords: massive hemoptysis, embolized arteries, clinical success, early recurrent.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá tính hiệu quả và độ an toàn của kỹ thuật can thiệp nội mạch trong điều trị ho ra máu.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: bệnh nhân được chẩn đoán ho ra máu nặng và điều trị kỹ thuật can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2017. Một số biến số được đánh giá: nguyên nhân, hình ảnh chụp mạch xóa nền, thành công lâm sàng, biến chứng và kết quả theo dõi vòng 1 tháng.

Kết quả: Có 35 bệnh nhân ho ra máu nặng được tiến hành kỹ thuật can thiệp nội mạch điều trị, trong đó, nguyên nhân ho ra máu thường gặp nhất là giãn phế quản (37,1%), lao phổi (20,0%) và nấm phổi (14,3%). Có 69 động mạch bệnh lý được phát hiện, trung bình: 1,97 ± 1,1 động mạch trên một bệnh nhân. Dấu hiệu chính trên chụp mạch bao gồm: phì đại gốc, động mạch giãn ngoằn ngoèo (80%), tăng sinh mạch máu ngoại vi (85,7%), thông nối (25,7%), túi phình mạch máu (8,5%) và thoát mạch thuốc cản quang (5,7%). Thành công lâm sàng tức thời đạt 97,1% (34/35 bệnh nhân), tỉ lệ tái phát trong 1 tháng là 11,7%; trong đó u nấm và thông nối có liên quan đến tái phát sớm (p<0,05). Không ghi nhận biến chứng nặng trong nghiên cứu, chủ yếu là đau ngực (28,6%).

Kết luận: can thiệp nội mạch là kỹ thuật điều trị ho ra máu nặng hiệu quả và an toàn.

Từ khóa: ho ra máu nặng, động mạch thuyên tắc, thành công về mặt lâm sàng, tái phát sớm.

Tác giả: Nguyễn Văn Tiến Bảo*, Lê Văn Phước*

Địa chỉ: * Khoa CĐHA Bệnh viện Chợ Rẫy

(Tạp chí Điện quang Việt Nam số 31)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác