• Thứ 2, 25/11/2024
  • (GMT+7)

So sánh khả năng phát hiện và phân loại tổn thương gãy xương tầng giữa mặt của Xquang thường quy với chụp cắt lớp vi tính

Xquang thường quy từ lâu là phương tiện đầu tay để chẩn đoán các vết gãy tầng giữa mặt (TGM). Tuy nhiên, chụp cắt lớp vi tính (CLVT)  cho thấy trong nhiều trường hợp, Xquang thường quy không đảm bảo yêu cầu chẩn đoán do hạn chế chồng hình của hình ảnh 2D, nhất là trong những trường hợp gãy TGM phức tạp, phù nề nhiều

1. Tóm tắt

Nghiên cứu tiến cứu trên 33 bệnh nhân bị chấn thương tầng giữ mặt được chụp x quang thường quy theo 2 tư thế Blondeau và Hirtz đồng thời được chụp cắt lớp vi tính (CLVT) ở các tư thế ngang, đứng ngang với độ dày 2-3mm và tái tạo 3D nhằm mục đích so sánh khả năng phát hiện và phân loại tổn thương của hai phương pháp. Áp dụng thuật toán Kappa. Kết quả: với gãy phức hợp xương gò má, khả năng xác định vết gãy cũng như khả năng phân loại gãy trên Xquang thường quy đạt kết quả tốt với độ phù hợp trong xác định vết gãy ở mức cao (chỉ số Kappa từ 0,81 đến 0,97), tỉ lệ phân loại phù hợp nhau rất cao (100%); đối với phần lớn các vết gãy khác của TGM, đặc biệt gãy ở sâu, ở vị trí chồng chéo phức tạp như mảnh chân bướm, vòm khẩu cái, các thành xoang hàm…thì chẩn đoán trên Xquang có mức độ phù hợp thấp hoặc không ổn định so với CLVT, cũng như phân loại gãy khối xương hàm trên (XHT) chỉ đạt tỉ lệ phù hợp thấp (32%). Vì vậy Xquang thường quy được coi như ít giá trị trong chẩn đoán các vết gãy này.

2. Đặt vấn đề.

Xquang thường quy từ lâu là phương tiện đầu tay để chẩn đoán các vết gãy tầng giữa mặt (TGM). Tuy nhiên, chụp cắt lớp vi tính (CLVT) cho thấy trong nhiều trường hợp, Xquang thường quy không đảm bảo yêu cầu chẩn đoán do hạn chế chồng hình của hình ảnh 2D, nhất là trong những trường hợp gãy TGM phức tạp, phù nề nhiều… Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu : “So sánh khả năng phát hiện tổn thương gãy TGM của Xquang thường quy với CLVT”.

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

33 bệnh nhân tại viện RHM Quốc gia từ tháng 1/2007 đến tháng 8/2007 với tiêu chuẩn lựa chọn: chẩn đoán lâm sàng là gãy xương TGM, được chụp Xquang thường quy ở hai tư thế Blondeau, Hirtz bằng máy Xquang Toshiba Model KXO-12R và chụp CLVT bằng máy Aquilion TSX-101A Toshiba với cắt ngang, cắt đứng ngang (lớp cắt 2-3mm) và tái tạo 3D Số liệu sau đó được sử lý trên phần mềm Stata với các thuật toán thống kê, đặc biệt sử dụng Kappa test để so sánh khả năng phát hiện tổn thương của Xquang thường quy với CLVT.

4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận.

91% là nam giới, chủ yếu lứa tuổi 20-39 (64%), tai nạn giao thông (87%), phần lớn do tai nạn xe máy (85%). Kết quả thu được, so sánh khả năng xác định vết gãy và khả năng phân loại gãy của Xquang với CLVT:

Xác định vết gãy được xem xét trên 4 nhóm theo phân vùng giải phẫu TGM gồm: vết gãy phức hợp xương gò má, gãy xương hàm trên và mảnh chân bướm, gãy xương ổ mắt và xương mũi.

Gãy phức hợp xương gò má giữa X quang và CLVT

Vị trí gãy

Phát hiện vết gãy trên Xquang và CLVT

Chỉ số Kappa

Mức độ phù hợp

XQ (+)

CL (+)

XQ (+)

CL (-)

XQ (-)

CL (+)

XQ (-)

CL (-)

Cung tiếp

33

0

1

32

0,97

Cao

Khớp nối gò má-trán

23

0

6

37

0,81

Cao

Khớp nối gò má-hàm trên

30

1

1

34

0,94

Cao

Thân XGM

10

0

1

55

0,94

Cao

Với các vết gãy phức hợp xương gò má: chỉ số Kappa đều đạt từ 0,81 đến 0,97 (ở mức độ phù hợp cao). Kết quả này cũng phù hợp với cấu tạo giải phẫu của phức hợp XGM vốn nằm nông ở hai bên khối mặt, ít bị cản trở hay chồng chéo bởi các thành phần khác nên được bộc lộ khá rõ trên cả Xquang thường quy và CLVT

Gãy xương hàm trên và mảnh chân bướm của X quang và CLVT .Tuỳ theo cấu tạo giải phẫu tạo ra sự chồng chéo ít nhiều mà mỗi vị trí gãy của XHT được bộc lộ trên phim Xquang thường quy với mức độ rõ nét khác nhau, do đó chỉ số Kappa và mức độ phù hợp cũng không giống nhau. Đa số các vết gãy này có chỉ số Kappa và mức độ phù hợp không cao. Đặc biệt với vết gãy mảnh chân bướm, chúng tôi không phát hiện được trường hợp nào trên phim Xquang thường quy do thành phần này có cấu tạo nhỏ, mảnh, lại nằm sâu dưới nền sọ, phía sau của khối xương mặt, vì vậy chỉ số Kappa có giá trị bằng 0 tương ứng với mức độ phù hợp là quá thấp. Đây cũng là hạn chế của Xquang thường quy.

Gẫy phức tạp xương gò má giữa X quang và CLVT

Vị trí gãy

Phát hiện vết gãy trên Xquang và CLVT

Chỉ số Kappa

Mức độ phù hợp

XQ (+)

CL (+)

XQ (+)

CL (-)

XQ (-)

CL (+)

XQ (-)

CL (-)

Thành trước xoang HT

30

0

16

20

0,53

Vừa

Thành trong xoang HT

13

1

21

31

0,34

Thấp

Thành sau ngoài xoang HT

32

0

13

21

0,61

Khá

Đường gãy dọc XHT

1

0

3

29

0,40

Thấp

Đường gãy ngang trên mỏm huyệt răng

3

0

15

48

0,23

Thấp

Mảnh chân bướm

0

0

34

32

0,00

Quá thấp

Gãy xương ổ mắt của X quang và CLVT tuỳ theo vị trí và cấu tạo giải phẫu tổn thương, giữa Xquang và CLVT có độ phù hợp khác nhau. Xquang thường quy bộc lộ được một số vị trí gãy như bờ dưới hay bờ ngoài ổ mắt nhưng đối với các thành ổ mắt là không ổn định.

Gãy phức hợp xương gò má giữa X quang và CLVT

Vị trí gãy

Phát hiện vết gãy trên Xquang và CLVT

Chỉ số Kappa

Mức độ phù hợp

XQ (+)

CL (+)

XQ (+)

CL (-)

XQ (-)

CL (+)

XQ (-)

CL (-)

Bờ hoặc thành trong ổ mắt

6

2

6

52

0,53

Vừa

Bờ hoặc thành ngoài ổ mắt

20

1

10

35

0,66

Khá

Bờ trên hoặc trần ổ mắt

1

0

3

62

0,39

Thấp

Bờ dưới hoặc sàn ổ mắt

36

0

5

25

0,85

Cao

Gãy phức hợp xương gò má giữa X quang và CLVT

Vị trí gãy

Phát hiện vết gãy trên Xquang và CLVT

Chỉ số Kappa

Mức độ phù hợp

XQ (+)

CL (+)

XQ (+)

CL (-)

XQ (-)

CL (+)

XQ (-)

CL (-)

Xương mũi - mỏm lên XHT

8

0

10

48

0,54

Vừa

Khớp trán - mũi

10

0

8

48

0,65

Khá

Mặc dù ở bình diện trước sau các thành phần của xương mũi bị chồng lấp khá nhiều nhưng do cấu trúc này cũng nằm nông trên khối mặt nên khả năng xác định tổn thương của Xquang thường quy còn đạt được ở mức độ phù hợp vừa và khá so với CLVT.

Với gãy phức hợp xương gò má: 100% có phân loại trên Xquang phù hợp với trên CLVT. ả tất yếu có được nhờ khả năng bộc lộ tốt các vết gãy thành phần của phức hợp xương gò má.

Với gãy khối xương hàm trên: Chỉ có 32% trường hợp Xquang phù hợp với trên CLVT , 2/3 trường hợp (68%) phân loại trên Xquang không phù hợp với CLVT.

5. Kết luận. Với gãy phức hợp xương gò má, khả năng xác định vết gãy cũng như khả năng phân loại gãy trên Xquang thường quy đạt được kết quả tốt với độ phù hợp (chỉ số Kappa từ 0,81 đến 0,97), tỉ lệ phân loại cũng rất cao (100%). Trong thực tế nếu không chụp được CLVT thì Xquang thường quy cũng đáp ứng đủ cho yêu cầu chẩn đoán gãy xương gò má đơn thuần. Ngược lại, đối với phần lớn các vết gãy khác của TGM, đặc biệt là các vết gãy ở sâu, các vết gãy ở vị trí giải phẫu có cấu tạo chồng chéo phức tạp như mảnh chân bướm, vòm khẩu cái, các thành xoang hàm…thì chẩn đoán Xquang có mức độ phù hợp thấp hoặc không ổn định so với CLVT, chỉ đạt tỉ lệ(32%).

6. Tài liệu tham khảo:

1.

Bộ môn Răng Hàm Mặt - Đại học Y Hà nội (1980), “Giải phẫu vùng hàm mặt”, Răng Hàm Mặt - Tập III, NXB Y học, Hà nội, 208-241.

2.

Bộ môn Răng Hàm Mặt - Đại học Y Hà nội (1971), “Chấn thương vùng hàm mặt”, Răng Hàm Mặt - Tập III, NXB Y học, Hà nội, 3-32.

3.

Dolan KD, Jacoby CG, Smoker WR (1984), “The radiology of facial fractures”, Radiographics, (4), 575-663.

4.

Donald KL, Jack JM, James MF, Michael DM, David JS (1984),“Computed tomography and thin-section tomography in facial trauma”, Amercan journal radiology, (142), 1041-1045.

5.

Dorobisz H, Voegeli E, Hardt N (1983), “Conventional radiology and computed tomography in facial fractures”, Rongenblatter, 36(12), 428-433.

6.

Reuben AD, Watt-Smith SR, Dobson D, Golding SJ (2005), “A comparative study of evaluation of radiographs, CT and 3D reformatted CT in facial trauma: What is the role of 3D ? ”, The British journal of radiology, 78(927), 198-201.

7.

Tanrikulu R, Erol B (2001), “Comparision of computed tomography with conventional radiography for midfacial fractures”, Dentomaxillofacial Radiology, 30(3), 141-146.

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác