Nhận xét mối tương quan giữa thể thông bào xương chũm và tình trạng thông khí của tai giữa trên cắt lớp vi tính ở tai xẹp nhĩ
SUMMARY
Objectives: Describe characteristic imagings and comment on the correlation between types of mastoid pneumatization and the aeration status of middler ear on computed tomography in atelectatic ears.
Material and methods: The study describes 74 ears of 74 atelectatic patients who had 64-128 slice temporal bone CT, at Bach Mai Hospital and National Otorhinorarynology Hospital from 12/2018 to 3/ 2020.
Results: Among atelectatic ears, condensed images of the middle ear on CT scanner contain: the anterior epitympanic recess (AER) in 35.1%, the inner epitympanum in 45.9%, the lateral epitympanum in 54.1%, the mesotympanum in 20.3%, the hypotympanum in 3.5%, the antrum in 52.7%. The mastoid pneumatizations on CT scanner include sclerotic mastoid in 44.6%, diploic mastoid accounts for 41.9%, the well pneumatized mastoid accounts for 13.5%, the difference has statistical significance with p = 0.001. There is a close significantly correlation between mastoid pneumatization and condensations in middle ear spaces (anterior epitympanic recess - attic - antrum) in atelectatic ears with p <0.0001, Cramer's V = 0.957.
Conclusion: There is a close statistically significant correlation between aeration status of middle ear spaces and mastoid pneumatization on CT. Sclerotic mastoid or diploic mastoid are advantageous to the appearance and development of atelectatic ear.
Keywords: atelectatic ear, mastoid pneumatization, the aeration status, attic, antrum, CT of temporal bone
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh và nhận xét mối tương quan giữa thể thông bào xương chũm với tình trạng thông khí các khoang tai giữa trên CLVT ở tai xẹp nhĩ.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cưú mô tả 74 tai của 74 bệnh nhân xẹp nhĩ được chụp CLVT xương thái dương 64- 128 dãy, tại bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ tháng 12/2018 đến tháng 3/2020.
Kết quả: Trong số các tai xẹp nhĩ, tình trạng giảm thông khí hòm tai biểu hiện là dấu hiệu mờ các khoang của tai giữa trên CLVT bao gồm: ngách thượng nhĩ trước 35.1%, thượng nhĩ trong 45.9%, thượng nhĩ ngoài 54.1%, trung nhĩ 20.3%, mờ hạ nhĩ 3.5%, sào bào 52.7%. Các thể thông bào xương chũm trên CLVT gồm thể đặc ngà chiếm 44.6%, thể xốp chiếm 41.9%, thể nhiều thông bào chiếm 13.5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0.001. Có mối tương quan rất chặt chẽ có ý nghĩa thống kê giữa thể thông bào xương chũm và tổn thương giảm thông khí trong hòm tai (thượng nhĩ trước – thượng nhĩ – sào bào) trong bệnh xẹp nhĩ với p < 0.0001, Cramer’s V = 0.957.
Kết luận: Có mối tương quan mật thiết có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng thông khí của các khoang tai giữa trên CLVT và thể thông bào xương chũm.
Từ khóa: xẹp nhĩ, thể thông bào xương chũm, tình trạng thông khí của tai giữa, thượng nhĩ, sào bào, cắt lớp vi tính xương thái dương.
Bạn Đọc Quan tâm
Sự kiện sắp diễn ra
Thông tin đào tạo
- Những cạm bẫy trong CĐHA vú và vai trò của trí tuệ nhân tạo
- Hội thảo trực tuyến "Cắt lớp vi tính đếm Photon: từ lý thuyết tới thực tiễn lâm sàng”
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ HÌNH ẢNH HỌC THẦN KINH: BÀI 3: U não trong trục
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Cập nhật RSNA 2021: Công nghệ mới trong Kỷ nguyên mới"
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Đánh giá chức năng thất phải trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim"
Bình luận