• Thứ 5, 21/11/2024
  • (GMT+7)

Ngiến cứu điều chế hạt ALBUMIN gắn đồng vị phóng xạ YTTRIUM-90

Study On Radiolabeling Of Albumin Particles With Yttrium-90

SUMMARY

Objective: This report is intended to determine the optimum conditions of the radiolabeling of microaggregated albumin particles with Yttrium-90 radioisotope and the completion of the quality control procedures.

Subjects and Methods: The albumin microsphere kit was prepared in sodium phosphate buffer. The original solution includes 2 mg albumin particle and 0.5 mg stannous chloride dihydrate. The albumin particles size was ranged from 5 mm to 30 mm. The mixture was washed three times with phosphate buffer saline, pH 7.2 by centrifugation and suspended in 0.5 M sodium acetate buffer, pH 6. Yttrium-90 in 1.0 M acetic acid was collected from 90Sr/90Y generator. The labeling of the particles with 90Y (185 MBq) was performed at pH 5.5 in acetate buffer with agitating for 60 min at room temperature. The labeled albumin suspensions were centrifuged at 3000 rpm for 15 min. Labeling yields was calculated using centrifugation, filtration and compared with paper chromatography, which is developed in the Tris Acetic EDTA. In this system, the unbound of Y-90 migrates to an Rf of 0.9-1.0 and the radiolabeled albumin particles remains at the point of origin (Rf = 0). The size of 90Y-albumin particles was compared with the albumin particles in the original solution to be sure that they didn’t change during the labeling treatment

Results: The radiolabeling yields were more than 80% at pH 5,5, the labeled compound was dialysis in phosphate buffer. The radiochemical purity was 98%, the reaction time marked 60 minutes, at room temperature (about 240C). The labeled compound was dialysis in phosphate buffer. The product has a radioactivity of more than 98%. The product has been tested and the quality requirements of radioactive drugs.

Conclusion: The subject has achieved the goal of producing conjugate 90Y-albumin and quality control, which is the ideal radioactive substance for the treatment of malignant cancer such as radiation therapy. In the future it is necessary to continue the study of high-activity radiolabeled albumin particles and study on laboratory cancer animals.

Key words: 90Y-albumin microspheres, radiopharmaceuticals, brachytherapy

TÓM TẮT

Mục tiêu: Báo cáo này nhằm xác định các điều kiện tối ưu hoàn thành quy trình đánh dấu các vi hạt albumin với đồng vị phóng xạ Yttrium - 90 và hoàn thành quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Phương pháp: Kit albumin được điều chế trong đệm phosphat, kit gồm 2 mg hạt albumin và 0,5 mg chlorua thiếc. Kích thước hạt albumin trong miền 5 - 30 mm. Hạt được rửa 3 lần bằng dung dịch đệm phosphate pH 7,2 và ly tâm, sau đó tạo huyền phù trong dung dịch đệm acetat 0,5M, pH 6,0. Yttrium - 90 trong acetic acid 1M thu được từ máy phát đồng vị 90Sr/90Y. Vi hạt được đánh dấu với Y-90, hoạt độ phóng xạ 185 MBq, pH 5,5, lắc trộn 60 phút, tại nhiệt độ phòng. Dung dịch dạng huyền phù được ly tâm 3000 rpm trong 15 phút. Hiệu suất đánh dấu được tính toán dựa trên các phương pháp ly tâm, lọc, so sánh với phương pháp sắc ký giấy, triển khai trong đệm Tris-Acetic-EDTA. Trong hệ đệm này 90Y tự do di chuyển lên tuyến trên dung môi (Rf = 0,9 - 1,0), hạt albumin gắn phóng xạ nằm tại điểm gốc (Rf = 0)

Kết quả: Hiệu suất đánh dấu hơn 80% ở khoảng pH 5,5, thời gian phản ứng đánh dấu là 60 phút, nhiệt độ thích hợp cho phản ứng là nhiệt độ phòng (khoảng 240C). Hợp chất đánh dấu được thẩm tích trong đệm phosphat. Sản phẩm có độ sạch hóa phóng xạ hơn 98%. Sản phẩm đã được kiểm tra và đạt yêu cầu về chất lượng thuốc phóng xạ.

Kết luận: Đề tài đã đạt mục tiêu đề ra là điều chế hợp chất vi hạt albumin đánh dấu phóng xạ 90Y và kiểm tra chất lượng, đây là dược chất phóng xạ lý tưởng dùng cho điều trị ung thư ác tính như là phương pháp xạ trị áp sát. Trong tương lai cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu các thí nghiệm điều chế hợp chất 90Y-albumin với hoạt độ cao và nghiên cứu trên động vật ung thư thí nghiệm.

Đăng nhập để xem thêm

Tác giả: Nguyễn Thị Khánh Giang*, Nguyễn Thị Ngọc*, Nguyễn Thanh Bình*, Nguyễn Thị Thu*

Địa chỉ: *Viện Nghiên cứu hạt nhân, Đà Lạt, Việt Nam

Theo tạp chí Điện Quang Việt Nam số 31-7/2018

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác