• Thứ 7, 23/11/2024
  • (GMT+7)

Nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật sinh thiết lõi qua thành ngực dưới hướng dẫn của siêu âm

Ultrasound-guided transthoracic core biopsy

SUMMARY:

Background: On the global scale, primary lung cancer is a major contributor to both cancer incidence and mortality. Definite diagnosis can be made from cytology or biopsy . A variety of techniques are available and helpful for the sampling include bronchoscopy, fine needle aspiration or image-guided biopsy, in which ultrasound-guided core biopsy of lung solid masses has been widely used as it is available, convenient and cost-effective.

Material and method: A cross-sectional study was done on a sample of 77 individuals who had juxtapleural lung solid masses detected by Ultrasound or CT scan at Hue central hospital, from January-2010 to August-2011. All of these have undergone ultrasound-guided core biopsy. Objectives were to evaluate the efficacy, advantages and disadvantages of the technique.

Results: The successful rate of single sampling was 89.6%. Five patients had twice sampling which raised the successful rate up to 94.8%, from which 89.6% were indicated malignant and the rest 5.2% were benign lesions. Advantages were multiple sampling (>2), supine and inclination position, skin surface-lesion distance less than 3 cm, pleura-lesion interface over 2 cm, lesion’s depth over 2 cm. Disadvantages include multiple sampling, lesion’s depth over 3 cm, FEV1/FVC < 0.7, needle size (<17G), prolonged procedure (>25 minutes). Rate of complication was 14.6%, in which pneumothorax was the most likely (4.9%), but no pleural drainage needed.

Conclusion: ultrasound-guided core biopsy appeared safe, effective, non radiation exposure, cost-saving, simple and applicable in clinical setting.

Key words: ultrasound-guided biopsy, lung solid mass.

TÓM TẮT

Mục tiêu: đánh giá kết quả, yếu tố thuận lợi và không thuận lợi của kĩ thuật sinh thiết lõi qua thành ngực tổn thương khối phổi dưới hướng dẫn siêu âm.

Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Chọn tất cả bệnh nhân (BN) có hình ảnh khối bất thường ở phổi sát thành ngực trên hình ảnh CLVT và thấy được trên SA được sinh thiết lõi qua thành ngực dưới hướng dẫn của siêu âm. Từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2011 tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Kết quả: 77 BN được sinh thiết lần 1 có tỉ lệ mẫu bệnh phẩm thành công là 89,6%. 5 trường hợp được sinh thiết lần 2 có 4 mẫu bệnh phẩm thành công. Tỉ lệ mẫu bệnh phẩm thành công chung 2 lần là 94,8%. Trong đó chẩn đoán xác định được ung thư phổi 89,6% trường hợp và tổn thương lành tính 5,2% trường hợp. Các yếu tố thuận lợi làm tăng khả năng thành công của kĩ thuật sinh thiết là sinh thiết trên 2 mẫu, tư thế sinh thiết nằm ngửa hoặc bên, khoảng cách bề mặt da đến tổn thương dưới 3cm, chu vi của tổn thương tiếp xúc với màng phổi trên 2cm, chiều sâu của tổn thương trên 2cm. Tỉ lệ tai biến chung là 14,6%, trong đó tràn khí màng phổi chiếm tỉ lệ cao nhất 6,1%, không có trường hợp nào cần dẫn lưu màng phổi. Tỉ lệ chảy máu nhu mô chiếm 4,9%. Các yếu tố không thuận lợi ảnh hưởng đến tỉ lệ tai biến của thủ thuật là sinh thiết trên 2 mẫu, chiều sâu tổn thương trên 3 cm, FEV1/FVC < 0,7, cỡ kim 17, thời gian sinh thiết trên 25 phút.

Kết luận: sinh thiết qua thành ngực là thủ thuật cho kết quả thành công cao, thực hiện an toàn, ít tốn kém, thực hiện tương đối dể dàng, thời gian thực hiện nhanh và có giá trị thực tế.

Từ khóa: sinh thiết lõi xuyên thành ngực, u phổi, siêu âm.

Tác giả: Nguyễn Thị Loan Phương*, Lê Trọng Khoan* Nguyễn Phước Bảo Quân**, Nguyễn Đình Cân**

Địa chỉ: Bộ môn CĐHA, Trường ĐHYD Huế, ** Khoa TDCN BVTW Huế

Theo tạp chí điện quang Việt Nam số 09 – 11/2012

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác