• Chủ nhật, 22/12/2024
  • (GMT+7)

Nghiên cứu tương quan tổn thương động mạch trên chụp mạch số hóa xóa nền với vị trí, mức độ thiếu máu bàn chân trầm trọng

The correlation between arterial lesion imaging on digittal substraction angiography with location and level of critical foot ischemia

SUMMARY

Purpose: Description characterization critical ischemia and foot arterial lesion imaging on digittal substraction angiography. Description correlation between arterial lesion imaging on digittal substraction angiography with location and level of critical foot ischemia.

Meterials and methods: 44 patients (28 male and 16 female) with the mean age of 69.3 years, with critical foot ischemia taken DSA from 8/2015 to 8/2012. Description research with prospective and retrospective. The correlation coefficient r and p significance is calculated by Spearman’s method.

Results: In 111 critical ischemia regions: 45.95% belong to the posterior tibial artery, 33.33% anterior tibial artery, 20.72% peroneal artery. In 111 critical ischemia regions: 63.97% in the toes, 5.4% feet, 30.63% heel and lateral- anterior ankle. In 44 limbs: 22.7% having 1 critical ischemia regions alone; 34.1% with 2 region and 43.2% with ≥ 3 regions. In this number: 25% limbs with heaviest stage in rest pain, 61.36% in minor tissue loss and 13,64 % in major tissue loss. In 264 arteries: 46.05% with stenosis < 50% and 26.14% total stenosis with ≥ ½ in length. In 129 arteries with stenosis ≥ degree of 3: 28.68% belong to dorsal pedis artery, 48.06% branches from posterior tibial artery, 23.26% branches from peroneal arteries. The correlation coefficient r and significance p between foot arterial lesion and the level of critical foot ischemia, respectively: r from 0.755 to 0.891, all significance p <0.001.

Keywords: Critical lower limb ischemia, angiosome of foot, variant anatomy foot artery.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm thiếu máu trầm trọng lâm sàng và hình ảnh tổn thương hệ động mạch bàn chân trên chụp mạch số hóa xóa nền. Mô tả tương quan tổn thương động mạch trên chụp mạch số hóa xóa nền với vị trí và mức độ thiếu máu bàn chân trầm trọng.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 44 bệnh nhân (28 nam và 16 nữ) với độ tuổi trung bình là 69,3 tuổi, có thiếu máu bàn chân trầm trọng (TMTT) được chụp DSA chi dưới từ tháng 8-2012 tới tháng 8-2015. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có tiến cứu và hồi cứu. Hệ số tương quan r và mức ý nghĩa p được tính theo phương pháp Spearman.

Kết quả:Trong 111 vùng TMTT: 45,95% thuộc vùng cấp máu của động mạch (ĐM) chày sau, 33,33% thuộc ĐM chày trước, 20,72% thuộc ĐM mác. Trong đó: 63,97% ở ngón chân, 5,4% ở bàn chân, 30,63% ở gót chân trước ngoài cổ chân. Trong 44 chi: 22,7% có 1 vùng TMTT đơn thuần; 34,1% có 2 vùng và 43,2% có ≥ 3 vùng. Trong số này: 25% chi có TMTT nặng nhất ở mức độ đau khi nghỉ- Rutherford 4 (11 chi), mất tổ chức ít chiếm 61,36% và mất tổ chức nhiều chiếm 13,64%. Trong 264 ĐM: 46,05% hẹp < 50% và 26,14% hẹp hoàn toàn ≥ ½ chiều dài. Trong 129 vùng ĐM hẹp ≥ mức độ 3: 28,68% hẹp ĐM mu chân, 48,06% hẹp các nhánh từ ĐM chày sau, 23,26% hẹp từ ĐM mác. Hệ số tương quan r giữa mức độ TMTT lâm sàng và mức độ hẹp ĐM của các vùng tương ứng có giá trị từ 0,755 đến 0,891, tất cả đều có mức ý nghĩa p < 0,001.

Từ khóa: thiếu máu chi trầm trọng, angiosome bàn chân, biến thể giải phẫu động mạch bàn chân.

Tác giả: Lê Văn Thành*, Đào Danh Vĩnh**, Phạm Minh Thông

Địa chỉ: Khoa CĐHA, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ** Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai

Theo tạp chí điện quang Việt Nam số 22 – 12/2015

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác