• Chủ nhật, 22/12/2024
  • (GMT+7)

Nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ

Ultrasound in diagnosing extracranial carotid artery stenosis

SUMMARY

Objectives: To evaluate the value of 2D and color Doppler ultrasonography (US) for the diagnosis of extracranial artery stenosis, in comparision with digital subtraction angiography (DSA).

Methods: A retrospective of18 patients diagnosed with extracranial carotid artery stenosis using US, based on two methods following (1) ratio of diameter indexes (NASCET method) assessed on 2D US and (2) changes of different indexes of velocity on color Doppler US. The results were compared to DSA, which is considered the gold standard in determining degree of stenosis.

Results: The DSA was used as the gold standard for diagnosing, the incidence of significant stenosis (>70%)following NASCET basedUS and velocity basedUS are 77,8% and 50%, respectively. The incidence is 77,8% when combining the two methods, same to NASCET basedUS. There was a close correlation between the NASCET method on ultrasound and on DSA with r = 0.674 (p = 0.002). There was no linear correlation between PSV on ultrasound and DSA (p> 0.05).The degree of synergy between the two ultrasound methods is low, with Kappa value of 0.44 (p=0.002).

Conclusion: US is an easly accessible, inexpensive, noninvasive but reliable tool for estimating degree of extracranial carotid artery stenosis and NASCET based 2D ultrasound is more accurate than Doppler ultrasound.

Keywords: extracranial carotid artery stenosis, NASCET, Doppler US, digital subtraction angiography.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá giá trị của siêu âm 2D và siêu âm Doppler màu trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ, đối chiếu với chụp mạch số hoá xoá nền (DSA).

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu với mẫu 18 bệnh nhân được chẩn đoán hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ bằng siêu âm, dựa trên 2 phương pháp là tính chỉ số đường kính (phương pháp NASCET) trên siêu âm 2D và dựa theo thay đổi của các chỉ số vận tốc trên siêu âm Doppler màu. Kết quả có đối chiếu với DSA, được xem là tiêu chuẩn vàng trong xác định mức độ hẹp.

Kết quả: Lấy DSA làm tiêu chuẩn vàng, tỉ lệ hẹp ĐM cảnh có ý nghĩa (>70%) trên siêu âm theo chỉ số đường kính (phương pháp NASCET) và theo các chỉ số vận tốc phát hiện được lần lượt 77,8% và 50%, tỉ lệ này là 77,8% khi kết hợp cả 2 phương pháp, bằng với đánh giá theo đường kính. Có sự tương quan chặt chẽ giữa tỉ lệ hẹp trên siêu âm tính theo phương pháp NASCET và trên DSA với r = 0.674 (p = 0.002). Không có sự tương quan tuyến tính giữa chỉ số PSV trên siêu âm và trên chụp DSA (p > 0.05). Mức độ đồng hợp giữa hai phương pháp siêu âm 2D và Doppler trong xác định mức độ hẹp mạch cảnh là thấp, với giá trị Kappa = 0.44 (p=0.002).

Kết luận: Siêu âm là phương pháp dễ tiếp cận, rẻ tiền, không xâm lấn nhưng đáng tin cậy trong việc ước tính mức độ hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ và siêu âm 2D sử dụng phương pháp đo NASCET có độ chính xác cao hơn siêu âm Doppler.

Từ khoá: Hẹp động mạch cảnh trong đoạn ngoài sọ, NASCET, siêu âm Doppler, chụp mạch số hoá xoá nền.

Tác giả: Trần Đức Tuấn*, Vũ Đăng Lưu*, Trần Anh Tuấn*, Nguyễn Quang Anh*, Phạm Minh Thông*

Địa chỉ: * Trung tâm Điện quang Bệnh viện Bạch Mai

(Tạp chí Điện quang Việt Nam số 31)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác