• Chủ nhật, 22/12/2024
  • (GMT+7)

Nghiên cứu giá trị của siêu âm bơm dịch trong chẩn đoán bất thường tử cung - vòi tử cung ở các trường hợp vô sinh

Assessment of uterine cavity and Fallopian tube patency by sonohystero graphy with saline solution

summa ry

Introduction: Fallopian tube damage is a common cause, accounting for 30 - 40% of infertile women. Assessment of uterine cavity and Fallopian tube patency is a routine indication with hystero-salpingo graphy (HSG). This technique potentially has risk of allergy, X-ray exposure and specificity is not optimal. This research aims to evaluate the application of vaginal ultrasound combined pumping saline solution into the uterus to examine

Study design: cross-sectional descriptive study in 115 cases with infertility examined at Hue University Hospital through clinical examination, gynecological transvaginal ultrasound, pumping normal saline into the uterus and then did HSG at the same period.

Results: The abnormalities detected in 30.4% (35/115) cases of infertility. In 11 cases have abnormal uterine cavity diagnosed by ultrasound, HSG detected only 5 cases. The rate of abnormal sonohysterography results are quite good compared to HSG (19.1% vs 17.4%). However, ultrasound can not determine the position occlusion of tube. A number of factors such as age over 35 (p = 0.02; OR = 2.87; CI95%: 1.11 to 7.48), urban residents (p = 0.01), secondary infertility (p = 0.001; OR = 4.21; CI95%: 1.82 to 9.76), chlamydia infection (p = 0.01, OR = 13.17; CI95%:) and high pressure pumping (p = 0.00; OR=17.11) increased the rate of abnormal sonohysterography scan. The rate of complications caused by ultrasound is lower than by HSG. Disadvantages of sonohysterography with saline is impossible to identify the position of tubal occlusion if it does not pass through the end of tube.

Conclusion: HSG with saline is a simple method, inexpensivepensive and very effective to assess the uterine cavity and tubal patency in cases with infertility, with similar results compare to HSG and even offer further detection of genital abnormalities which are missed by HSG.

TÓM TẮT

Giới thiệu: vô sinh do vòi tử cung là nguyên nhân rất thường gặp, chiếm tỉ lệ 30 - 40% trường hợp vô sinh nữ. Khảo sát kinh điển độ thông vòi tử cung và buồng tử cung thường được chỉ định là chụp có bơm thuốc cản quang vào buồng tử cung. Kĩ thuật này tiềm ẩn nguy cơ dị ứng với thuốc cản quang, phơi nhiễm tia X và độ đặc hiệu không tối ưu. Đề tài này nhằm mục đích đánh giá kết quả của việc ứng dụng siêu âm (SA) qua đường âm đạo kết hợp bơm dịch muối sinh lý vào buồng tử cung để khảo sát hình ảnh tử cung - vòi tử cung (TC-VTC) ở các trường hợp vô sinh.

Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang ở 115 trường hợp vô sinh đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế thông qua khám lâm sàng, SA phụ khoa đường âm đạo, SA bơm dịch vào buồng tử cung và chụp cản quang TC-VTC.

Kết quả: SA bơm dịch phát hiện 30,4% (35/115) trường hợp vô sinh có bất thường buồng tử cung và vòi tử cung. Với 11 trường có bất thường buồng tử cung qua SA, chụp cản quang chỉ phát hiện được 5 trường hợp. Tỉ lệ phát hiện bất thường độ thông vòi tử cung qua SA bơm dịch khá tốt so với chụp phim (19,1% vs 17,4%). Tuy nhiên, SA không xác định được vị trí tắc hay giãn vòi tử cung. Một số yếu tố như độ tuổi trên 35 (p = 0,02; OR = 2,87; CI 95%: 1,11 - 7,48), cư dân vùng thành thị (p = 0,01), vô sinh thứ phát (p = 0,001; OR = 4,21; CI 95%: 1,82 - 9,76), nhiễm Chlamydia (p = 0,01; OR = 13,17; CI 95%) và áp lực bơm dịch nặng tay (p = 0,00; OR = 17,11) làm tăng tỉ lệ bất thường khi SA bơm dịch. Tỉ lệ biến chứng do SA thấp hơn chụp cản quang. Nhược điểm của phương pháp là không xác định được vị trí tắc khi không thấy dịch đi qua loa vòi tử cung.

Kết luận: SA bơm dịch muối sinh lý là một phương pháp đơn giản, ít tốn kém và rất hiệu quả để khảo sát TCVTC ở những trường hợp vô sinh, có giá trị tương đương với chụp cản quang thường quy và đồng thời giúp phát hiện nhiều trường hợp bất thường sinh dục nhờ SA mà qua chụp phim không thể đánh giá được.

Tác giả: Lê Minh Tâm*, Lê Thị Hồng Vũ

Địa chỉ: Trường Đại học Y Dược Huế. **Khoa Thăm dò chức năng Bệnh viện Trung ương Huế

Theo tạp chí điện quang Việt Nam số 12 – 07/2013

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác