• Thứ 7, 27/04/2024
  • (GMT+7)

Nghiên cứu giá trị chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp

Value of CT- Scanner in the diagnosis of acute appendicitis

SUMMARY:

Acute appendicitis is most common in emergency surgical abdominal pathology. CT- Scanner is usually applied in atypical form of acute appendicitis which making difficult for diagnosis. Prompt CT-Scanner diagnosis can reduce the follow–up time, exclude the wrong so as justify the perforated one.

Objective: Imaging description and assess the value of CTScanner in diagnosis of acute appendicitis.

Subjects and Methods: Cross-section descriptions of 92 subjects were clinically diagnosed pre-operation. CT scanner was carried out also before surgery. The CT-Scanner results was confronted to results of surgery and anatomopathology. Study performed in the Department of Surgery of Bach Mai Hospital from December 2008 to July 2010.

Results: The average diameter of the appendix inflammation was 10.32 ± 0.49 mm (min 5 mm, max 30 mm). Inflamed appendix diameter was more than 6 mm (83.5%) and wall thickness more than 2 mm (85.7%). Fat infiltration and fluid around the appendix was 84.6% and 50.5%, respectively. Appendix high density was compared with caecum (29.7%) and appendix enhancement was 89.0%. Thickness of caecum localized around the base of the appendix (26.4%). Stone of appendix, ganglion mesentericum and perforation complication were seen in 38.5%, 12.9% and 29.7%, respectively. Conclusion: The CT-Scanner was very effective in diagnsosis of appendicitis, especially in difficult cases. It confirmed the location, size and complications of appencitis. The value of this modality is higher than US. Key words: Acute Appendicitis, Acute abdominal pain, CT scanner.

TÓM TẮT

Viêm ruột thừa cấp (VRTC) là cấp cứu hay gặp nhất trong bệnh lý ngoại khoa bụng. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) được chỉ định trong những trường hợp VRTC không điển hình, khó chẩn đoán đã làm giảm thời gian theo dõi lâm sàng (LS), giảm cả việc cắt ruột thừa (RT) âm tính cũng như tỉ lệ vỡ.

Mục tiêu: mô tả đặc điểm hình ảnh và đánh giá giá trị của chụp CLVT trong chẩn đoán VRTC. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 92 đối tượng được chẩn đoán LS trước mổ là VRTC, được chụp CLVT trước khi có chẩn đoán trước mổ, có kết quả giải phẫu bệnh (GPB), được mổ tại Khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 7 năm 2010. Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, so sánh kết quả chụp CLVT với phẫu thuật và GPB.

Kết quả: đường kính trung bình của RT viêm 10,32 ± 0,49 mm (nhỏ nhất 5 mm, lớn nhất 30 mm). Đường kính RT viêm có kích thước trên 6 mm (83,5%), thành dày > 2 mm (85,7%). Thâm nhiễm mỡ quanh RT (84,6%). Tụ dịch quanh RT (50,5%). Tăng đậ m độ so với manh tràng trước tiêm (29,7%). Ngấm thuốc cản quang sau tiêm (89,0%). Dày thành manh tràng khu trú quanh gốc RT (26,4%), sỏi phân RT (38,5%), hạch mạc treo (12,9%). Tỉ lệ VRTC được CLVT xác định có biến chứng vỡ là 29,7%. Kết luận: CLVT có giá trị cao trong chẩn đoán vị trí, kích thước, chẩn đoán xác định và chẩn đoán biến chứng VRTC. Trong chẩn đoán xác định VRTC CLVT có giá trị cao hơn SA.

Tác giả: Doãn Văn Ngọc*, Đào Danh Vĩnh**, Lê Văn Khảng**, Phạm Minh Thông**

Địa chỉ: Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh thuộc khoa Y Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. ** Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo tạp chí điện quang Việt Nam số 10 – 12/2012

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác