• Thứ 5, 02/01/2025
  • (GMT+7)

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính 64 dãy trong chẩn đoán u tuyến thượng thận

Study of imaging characteristic and value of 64-slice CT in diagnosis of Adrenal tumor

SUMMARY:

Objective: This study aims to describe the characteristic and value of diagnostic adrenal tumor on 64-slice CT scanner

Materials and Methods: Prospective and cross-sectional descriptive study of 39 patients were diagnosed adrenal tumor on 64-slice CT scanner. The receiver operating characteristic (ROC) curves for the value of size, the attenuation values at the unenhanced CT and the relative percentage washout (RPW) and absolute percentage washout (APW) values for the differential diagnosis of adenoma from nonadenoma.

Results: Adrenal tumor was common as adenoma (16/38) with the feature of often homogeneous, clearly limited and small size (2.5 cm), and about 11.5 HU on precontrast attenuation. Pheocromocytoma was often heterogeneous, large size of 4.76cm and in conjunction with high levels of dynamic enhancement (108.3 Hu and 111.7 Hu). Tumor adrenal malignant was large size of 8.83cm, often unknown limits, infiltrates surrounding and invading IVC (2/3 cases). The area under the ROC curve and cut off with size were 0.896 and 3.29 cm, the attenuation values at the unenhanced CT were 0.984 and 24 Hu, APW were 0.937 and 57.6% and RPW were 0.994 and 43.7% (p <0.001). The sensitivity, specificity and accuracy at the threshold size of 3.29 cm were 88.2%, 90.9% and 89.7%, respectively; at threshold 24 Hu were 94.1%, 95% and 94.6%; at threshold APW = 57.6% and RPW = 43.7% were 94.1%, 85%, 89.2% and 94.1%, 100%, 97.3%, respectively.

Conclusion: 64-slice CT scanner is effective methods to characterize and diagnose adrenal tumor. The relative percentage washout (RPW), absolute percentage washout (APW), the attenuation values at the unenhanced CT and the size criteria appear optimal for discriminating an adrenal adenoma from a nonadenoma.

Keywords: Adrenal Gland Neoplasms, Adrenal Glands, radiography.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh u uyến thượng thân (UTTT) và giá trị chẩn đoán UTTT trên CLVT 64 dãy.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu và mô tả cắt ngang 39 bệnh nhân được chẩn đoán UTTT trên CLVT 64 dãy, thiết kế đường cong ROC cho các giá trị về kích thước, tỷ trọng trước tiêm thuốc cản quang và phần trăm rửa trôi thuốc cho chẩn đoán phân biệt u tuyến với không u tuyến vỏ thượng thận.

Kết quả: UTTT hay gặp là u tuyến vỏ thượng thận (16/38), kích thước nhỏ (2,5 cm), giới hạn rõ gặp 100%, đồng nhất chiếm 94,1%, tỉ trọng trước tiêm 11,5HU. Pheocromocytoma kích thước lớn 4,76cm, giới hạn rõ chiếm 90%, nhưng không đồng nhất 70%, ngấm thuốc rất mạnh sau tiêm (thì ĐM là 108,3 và thì TM là 111,7 HU). U thượng thận ác tính có kích thước lớn 8,83cm, giới hạn không rõ, thâm nhiễm xung quanh và xâm lấn TMCD gặp 2/3 trường hợp. Diện tích dưới đường cong ROC và điểm cắt theo kích thước là 0,896 và 3,29 cm, tỉ trọng trước tiêm thuốc cản quang là 0,984 và 24 HU, APW là 0,937 và 57,6%, RPW là 0,994 và 43,7% (p<0,001). Độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác ở ngưỡng kích thước 3,29 cm tương ứng là 88,2%, 90,9% và 89,7%, ở ngưỡng 24 HU tương ứng là 94,1%, 95% và 94,6%, ở ngưỡng APW = 57,6% và RPW = 43,7% tương ứng là 94,1%, 85%, 89,2% và 94,1%, 100%, 97,3%.

Kết Luận: CLVT 64 dãy là phương pháp hiệu quả để mô tả đặc điểm và chẩn đoán UTTT. Các tỉ lệ phần trăm rửa trôi thuốc, tỉ trọng trước tiêm thuốc, tiêu chuẩn kích thước có giá trị để chẩn đoán u tuyến vỏ thượng thận với không phải u tuyến vỏ thượng thận.

Từ khóa: Khối tuyến thượng thận, tuyến thượng thận, điện quang.

Tác giả: Nguyễn Minh Châu*, Nguyễn Duy Huề*

Địa chỉ: Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện E Hà Nội ** Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Việt Đức

Theo tạp chí điện quang Việt Nam số 19 - 3/2015

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác