• Thứ 4, 22/01/2025
  • (GMT+7)

Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và đánh giá kết quả điều trị dị dạng động tĩnh mạch tủy bằng can thiệp nội mạch

The imaging characteristics and embolization treatment of spinal arteriovenous

SUMMARY

Purpose: to describe the imaging characteristics and the results of spinal arteriovenous shunt treated by endovascular intervention.

Material and Methods: Descriptive and intervention study, patients were diagnosed and treated by endovascular intervention at the Bach Mai hospital from 2012 to 2016. Imaging features were evaluated on MRI and DSA, evaluated of effectiveness of treatment based on the comparison of clinical symtoms, MRI imaging before and after endovascular treatment.

Result: Diagnosis and endovascular intervention of 20 patients. On MRI, the sign of spinal cord edema and dilated venous drainage were spotted in almost patients. The rate of complete angiographic obliteration was 60% patients and partial in 45.5% patients. After follow up of 3-6 months, spinal cord damage reduce accounted 88.23% and 11.77% patients remain unchanged, clinically significance improvement was achieved in 82.35% patients,17.65% patients do not improve (3 cases are continous following).

Conclusion: MRI plays an important role in the diagnosis and follow up patients with spinal arteriovenous shunt, DSA is the gold standard for diagnosis and to allow intervention treatment with high effective.

TÓM TẮT

Mục đích: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và kết quả của điều trị dị dạng động tĩnh mạch tủy bằng phương pháp can thiệp nội mạch.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả và nghiên cứu can thiệp, các bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị can thiệp tại BV Bạch Mai từ 2012 đến 2016. Đặc điểm hình ảnh được đánh giá trên phim CHT và DSA, đánh giá hiệu quả dựa vào so sánh lâm sàng, cộng hưởng từ trước và sau điều trị.

Kết quả nghiên cứu: Chẩn đoán và can thiệp 20 bệnh nhân. Trên CHT, dấu hiệu phù tủy chiếm 95% và giãn tĩnh mạch quanh tủy (Flowvoid) chiếm 100% các trường hợp. Tỉ lệ gây tắc hoàn toàn sau can thiệp 60%, tắc bán phần 40%. Theo dõi hình ảnh trên CHT sau 3-6 tháng thấy tổn thương hết hoàn toàn/ giảm chiếm 88,23% và không thay đổi chiếm 11,77%. Cải thiện triệu chứng lâm sàng trên 82,35%, không cải thiện trên 17,65% (còn 3 trường hợp đang trong quá trình theo dõi).

Kết luận: CHT đóng vai trò quan trọng trong phát hiện và theo dõi dị dạng động tĩnh mạch tủy, chụp DSA là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, đồng thời cho phép can thiệp điều trị với hiệu quả cao.

Tác giả: Nguyễn Tất Thiện*, Trần Anh Tuấn*, Vũ Đăng Lưu*

Địa chỉ: * Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai

(Tạp chí Điện quang Việt Nam số 30)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác