• Thứ 7, 21/12/2024
  • (GMT+7)

Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, biến thể của động mạch tuyến tiền liệt trên chụp mạch số hóa xóa nền

Studying anatomical characteristics and variants of prostatic artery on digital subtraction angiography

SUMMARY

Objectives: To describe anatomical features and variants of prostatic artery (PA) on digital subtraction angiography (DSA).

Subjects and Methods: Descriptive statistic study. We reviewed the DSA of 58 patients, which had a PA embolization to reduce the benign prostatic hyperplasia (BPH) symptoms at radiology department of Bach Mai Hospitalfrom Oct - 2016 to June - 2017

Results: PA was found at 110 pelvic halves, of which 5 pelvic halves (4,5%) had two PAs, 105 pelvic halves had one PA. In terms of the type of origin of PA according to Francisco Carnevalle, in 115 PAs, the percentage of type 1 (was from a common trunk with the superior vesical artery - SVA), type 2 (anterior division of internal iliac artery), type 3 (obturator artery), type 4 (internal pudendal artery), type 5 (less common origins)was successively 33,9%, 13,9%, 18,3%, 23,9%, 10,4%. Atherosclerosis of PA observed in 20.9%.The “corkscrew” patern was found in 30.4%. The average diameter of PA was 1.5 ± 0.34mm. Anastomosis of PA with surrounding arteriesare common. PA may supply rectum (6.1%), seminal vesical(9.6%), bladder (5,2%), controlateral prostatic parenhyma (13%), surrounding soft - tissues (3.5%).

Conclusion: The common trunk with SVA was the most common origin of PA. Anatomosis of PA with surrounding tissues is complex.... Therefore, profound knowledge ofthe PA anatomy and variants on DSA is necessary to treat BPH by prostatic arterial embolization.

Key words: prostatic artery, digital subtraction angiography, Francisco Carnevalle classification.

TÓM TẮT

Mục tiêu: mô tả các đặc điểm giải phẫu và các biến thể của động mạch tuyến tiền liệt (ĐM TTL) trên chụp mạch số hóa xóa nền.

Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu thống kê mô tả tiến cứu trên kết quả chụp mạch của 58 bệnh nhân nam được nút mạch điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (TSLTTTL) tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10 – 2016 đến 6 - 2017.

Kết quả:Trong 110 bên khung chậu tìm được ĐM TTL, có 5 bên khung chậu (4,5%) có 02 ĐM TTL, 105 bên khung chậu có 01 ĐM TTL. Về vị trí xuất phát của 115 ĐM TTL theo phân loại của Francisco Carnevalle, tỉ lệ ĐM TTL xuất phát từ Loại 1 (thân chung bàng quang), Loại 2 (Nhánh trước ĐM chậu trong), Loại 3 (ĐM bịt), Loại 4 (ĐM thẹn trong), Loại 5 (Khác) lần lượt là 33,9%, 13,9%, 18,3%, 23,9%, 10,4%. Xơ vữa ĐM TTL thấy trên DSA trong 20,9%. Tỉ lệ ĐM TTL có hình ảnh xoắn vặn như lò xo là 30,4%. Đường kính trung bình của ĐM TTL là 1,5±0,34mm. Ngoài cấp máu cho tuyến tiền liệt cùng bên, ĐM TTL có thể cấp máu cho trực tràng (6,1%), túi tinh (9,6%), bàng quang (5,2%), tuyến tiền liệt bên đối diện (13%), da hay cơ lân cận (3,5%).

Kết luận:ĐM TTL xuất phát từ thân chung bàng quang là hay gặp nhất. Vòng nối ĐM TTL rất đa dạng, có thể cấp máu cho bàng quang, trực tràng, túi tinh, phần nhu mô TTL bên đối diện,.... Do đó, cần nắm vững giải phẫu và biến thể của ĐM TTL khi điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng can thiệp nội mạch.

Từ khóa: động mạch tuyến tiền liệt, chụp mạch số hóa xóa nền, phân loại Francisco Carnevalle.

Tác giả: Nguyễn Xuân Hiền*, Đỗ Huy Hoàng* Phan Hoàng Giang*, Lê Văn Khánh*

Địa chỉ: * Bác sỹ khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Bạch Mai

(Tạp chí Điện quang Việt Nam số 30)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác