NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ CHỤP VÀ NÚT MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU TIÊU HÓA DƯỚI
SUMMARY
Background: Acute lower gastrointestinal bleeding (ALGB) is an urgent, potentially life-threatening emergency, especially in case endoscopy is not identifiable or uncontrollable in management bleeding. Following the development of technology and applying minimal invasive modalities, endovascular treatment is more and more to be applied.
Primary endpoint: Figure out the rate of technical success, the clinical success and the complication relating to bowel ischemia of embolization in ALGB. Secondary endpoint: Figure out the rate of negative bleeding finding angiograms in diagnosis of ALGB
Method: Retrospective cohort study Results: From 01/2019 to 01/2022, 23 embolisms were performed in total 35 procedures of 24 patients. There were 12 angiographies with negative bleeding finding result (34.3%). In embolization procedure, first embolisms were 21/23 and two procedures were re-embolism. The rate of technical success after first embolisms was 95.2% and clinical success reaches 76.2%. There was no major complication relating to bowel ischemia.
Conclusion: Transcatheter angiographic embolization is a safe and effective management for acute lower gastrointestinal bleeding with minimal invasive.
Keywords: acute lower gastrointestinal bleeding, embolization, endovascular
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chảy máu tiêu hóa (CMTH) dưới là một cấp cứu nguy hiểm đặc biệt trong trường hợp nội soi tiêu hóa thất bại hay không tiếp cận được. Cùng với sự phát triển và áp dụng các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, chụp và nút mạch cầm máu số hóa xóa nền ngày càng được áp dụng nhiều hơn bên thay thế phẫu thuật trong các trường hợp này.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả bước đầu của kỹ thuật chụp và nút mạch trong điều trị CMTH dưới với 2 mục tiêu cụ thể gồm: Mục tiêu chính: Xác định tỷ lệ thành công về kỹ thuật, thành công về lâm sàng và tai biến – biến chứng của nút mạch cầm máu CMTH dưới Mục tiêu phụ: Xác đinh tỷ lệ chụp mạch cho kết quả không tìm thấy chảy máu hoạt động trong chẩn đoán CMTH dưới. Phương pháp: Đoàn hệ hồi cứu.
Kết quả: Từ tháng 01/2019 đến tháng 01/2022, có 23 lượt thực hiện nút mạch cầm máu trên tổng số 35 lượt thủ thuật trên 24 bệnh nhân. Trong đó, 12 lần chụp mạch không tìm thấy hình ảnh chảy máu hoạt động (34.3%). Trong 23 lượt nút mạch với 21 lượt thủ thuật là nút mạch lần đầu với tỷ lệ cầm máu thành công về kỹ thuật là 95.2%, tỷ lệ cầm máu thành công về lâm sàng là 76.2%. Không có trường hợp hoại tử hay thủng ruột.
Kết luận: Chụp và nút mạch cầm máu là kỹ thuật hiệu quả và an toàn trong kiểm soát chảy máu tiêu hóa dưới với tính xâm lấn tối thiểu.
Từ khóa: chảy máu tiêu hóa dưới, can thiệp nội mạch, nút mạch, can thiệp nội mạch
Bạn Đọc Quan tâm
Sự kiện sắp diễn ra
Thông tin đào tạo
- Những cạm bẫy trong CĐHA vú và vai trò của trí tuệ nhân tạo
- Hội thảo trực tuyến "Cắt lớp vi tính đếm Photon: từ lý thuyết tới thực tiễn lâm sàng”
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ HÌNH ẢNH HỌC THẦN KINH: BÀI 3: U não trong trục
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Cập nhật RSNA 2021: Công nghệ mới trong Kỷ nguyên mới"
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Đánh giá chức năng thất phải trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim"
Bình luận