• Thứ 5, 02/01/2025
  • (GMT+7)

Kết quả phương pháp tạo hình đốt sống ngực qua da ở những bệnh nhân xẹp cấp thân đốt sống do loãng xương

SUMMARY

Objective: Report results of percutaneous vertebroplasty for treatment of osteoporotic compression fractures in the thoracic spine

Methods: There is a retrospective combined prospective study in 40 patients who had fractured thoracic vertebrae due to osteoporosis were performed vertebroplasty at Bach Mai Radiology Center from January 2018 to March 2019. Patient’s pain status was rated with Visual Analogue Scale (VAS) score and Macnab system, pre- and post-operative vertebral heights and Cobb’s angles were measured and complications were noted 1 week, 1 month, 3 months after surgery.

Results:40 patients with 56 fractured vertebraes show that there are no complications in the process of puncture needle and system complications, 12,5% cases of cement leakages into peri-vertebrae there is no case of cement cause pulmonary embolism, 5% case of pain post- operative. VAS scores were significantly reduced from 6.95 to 1.72, 86,95% has good and excellent, Cobb angle slightreduced from 14.4±9.1 to 13.2±8.5, the anteriorvertebral height slight increased from 18.5±4.3mm to 19.1±4.1mm, the middle vertebral height increases from 16.7±4.3mm to 17.4±4.3mmwith p<0.05, there is no significant changing in the post vertebral height after 3 months of intervention with p>0, 05.

Conclusion: Percutaneous vertebroplasty thoracic spine is a safe and effective method in order to provide rapid pain relief, but is less significant in improving the Cobb angle and vertebral body height.

Key words: Percutaneous vertebroplasty thoracic spine, treatment of Thoracic Fracture, pain reduction, change vertebral height.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống ngực qua da ở bệnh nhân xẹp cấp đốt sống ngực do loãng xương.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu kết hợp tiến cứu 40 bệnh nhân xẹp cấp đốt sống ngực do loãng xương được được đổ xi măng tại Trung tâm Điện Quang- Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2018 đến tháng 3/2019. Hiệu quả giảm đau được đánh giá qua điểm VAS và Macnab, hiệu quả tạo hình đánh giá qua sự thay đổi góc Cobb, chiều cao tường trước, tường giữa và tường sau, đồng thời bệnh nhân được theo dõi và đánh giá tai biến trong, sau can thiệp 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng.

Kết quả: 40 BN với 56 ĐS tổn thương cho thấy không có tai biến trong quá trình chọc kim và các tai biến nặng toàn thân, 12,5% xi măng tràn ra quanh đốt sống, không có trường hợp nào xi măng tràn vào gây tắc ĐM phổi, 5% đau tại chỗ sau can thiệp.Trung bình điểm VAS giảm từ 6.95 xuống 1,72 sau 3 tháng, 86,95% đáp ứng tốt và rất tốt theo Macnab,góc Cobb giảm từ 14,4±9,1 xuống 13,2± 8,5, chiều cao tường trước tăng từ 18.5± 4.3mm lên 19.1± 4.1mm, chiều cao tường giữa tăng từ 16.7± 4.3mm lên 17.4±4.3mm sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05, không có sự thay đổi đáng kể tường sau sau 3 tháng can thiệp với p>0,05.

Kết luận: THĐS ngực qua da là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị giảm đau xẹp ĐS ngực do LX, tuy nhiên ít có ý nghĩa về cải thiện góc Cobb và chiều cao thân đốt sống.

Từ khoá: tạo hình đốt sống ngực qua da, điều trị xẹp đốt sống ngưc, hiệu quả giảm đau, hiệu quả tạo hình.

Tác giả: Nguyễn Thị Khơi*, Phạm Mạnh Cường*, Vũ Đăng Lưu**, Phạm Minh Thông**

Địa chỉ: * Trung tâm Điện quang – Bệnh viện Bạch Mai ** Trường đại học Y Hà Nội

(Theo tạp chí điện quang số 36-12/2019)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác