• Thứ 4, 22/01/2025
  • (GMT+7)

Kết quả bước đầu can thiệp nội mạch điều trị phình động mạch não lớn và khổng lồ bằng STENT thay đổi dòng chảy tại bệnh viện Chợ Rẫy

Initial results of endovascular neurointervention using flow - diversion stent for treatment of large and giant intracranial aneurysms at Choray Hospital

SUMMARY

Objectives: Currently, interventional neuroradiology using coiling technique for embolization of intracranial aneurysms has been becoming a standard method, can be an alternative method for surgical clipping. However, for wide-necked, fusiform, dissecting and giant aneurysms, incomplete occlusion and recanalization were still main limitations for long-termed outcomes. The development of flow-diversion stents has been leading to the possibility of complete occlusion of aneurysms due to change of blood flow into aneurysms, resulting in thrombogenesis inside the aneurysms.

Subjects and methods: Interventional neuroradiology using flowdiversion stent performed at Department of Radiology, Choray Hospital, from 01/2015 to 06/2017, the technique as follows: digital subtraction angiography, inserting of mirocatheter over the aneurysm neck, deploying the flow-diversion stent over the aneurysm neck. The efficacy and safety were evaluated by variants: complete and partial occlusion rates, procedural success rate, clinical improvement, procedural complication.

Results: 24 cases of large and giant intracranial aneurysms treated with flow-diversion stents, technical success rate 21/24 (87.5%), 03 cases failed to be performed had to change to other treatment or follow-up, 01 case of abrupt death during follow-up.

Conclusion: Using flow – diversion stent is a new technique, may be effectively alternative method compared to conventional aneurysmal coiling, especially in treatment of large and giant intracranial aneurysms.

Key words: Large and giant intracranial aneurysms, flow – diversion stent, interventional neuroradiology

TÓM TẮT

Mở đầu: Hiện nay, can thiệp nội mạch tắc phình động mạch não bằng vòng xoắn kim loại (coil) đã trở thành một phương pháp điều trị tiêu chuẩn, có thể thay thế phẫu thuật kẹp túi phình bằng clip. Tuy nhiên, đối với các phình cổ rộng, phình dạng hình thoi, phình bóc tách và phình khổng lồ, nút tắc không hoàn toàn và tái thông vẫn còn là giới hạn chính trong dự phòng mức độ ổn định lâu dài. Sự phát triển của stent thay đổi dòng chảy tạo tiềm năng tắc hoàn toàn túi phình do cơ chế gây thay đổi dòng chảy mạch máu vào trong túi phình, từ đó khởi phát quá trình hình thành huyết khối trong túi phình.

Đối tượng và phương pháp: Can thiệp nội mạch đặt stent thay đổi dòng chảy thực hiện tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2017, với kỹ thuật thực hiện: chụp mạch máu xóa nền xác định phình mạch não, luồn vi ống thông ngang qua phình mạch, và tiến hành đặt stent thay đổi dòng chảy ngang qua phình mạch não. Hiệu quả và độ an toàn được đánh giá dựa vào các biến: tắc hoàn toàn hay bán phần túi phình, tỉ lệ thành công thủ thuật, cải thiện lâm sàng, biến chứng thủ thuật.

Kết quả: 24 ca phình động mạch não lớn và khổng lồ điều trị bằng stent thay đổi dòng chảy, thành công kỹ thuật 21/24 ca (87,5%), 03 ca không đặt được stent phải chuyển sang phương pháp khác, 01 ca đột tử trong quá trình theo dõi.

Kết luận: Sử dụng stent thay đổi dòng chảy là một kỹ thuật mới, thay thế hiệu quả so với can thiệp tắc túi phình thường qui, đặc biệt ở bệnh nhân có phình động mạch não lớn hay khổng lồ.

Từ khóa: Phình động mạch não lớn và khổng lồ, Stent thay đổi dòng chảy, Can thiệp nội mạch thần kinh

Tác giả: Lê Văn Phước*, Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn*, Lê Văn Khoa*

Địa chỉ: * Khoa CĐHA bệnh viện Chợ Rẫy

(Tạp chí Điện quang Việt Nam số 31)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác