Kết quả ban đầu điều trị can thiệp dò màng cứng vùng xoang hang đường tĩnh mạch bằng Coils qua 8 trường hợp
Endovascular treatment of cavernous sinus dural arteriovenous fistula using coils through venous approach. Report of 8 cases
SUMMARY:
Purpose: To analyze technical indication and result of endovascular treatment of cavernous sinus dural arteriovenous fistulae using coils through venous approach
Material and methods: Eight patients were included in the retrospective study during the interval from 2/2012 to 7/2012. All of them were diagnosed of complex cavernous sinus dural arteriovenous fistulae and embolized by coiling through venous approach. The degree’s occlusion was evaluated at the end of procedure. The clinical symptoms of pre and post embolization were compared.
Results: All the patient have cavernous dural arterio-venous fistula (Barrow type D and Cognard type IIIc), in which three cases were approached through facial vein, one case through superficial vein, and four cases through inferior or superior petrous sinus. DSA at the end of procedure showed complete occlusion all of them. Clinical symptoms, such as titinuos, exophthalmoses, and conjunctive edema were disappeared post embolization. One patient has internal strabismus as complication.
Conclusion: Using coils via venous approach for cavernous sinus DAVF’s treatment is safe and effective.
TÓM TẮT
Mục đích: phân tích kĩ thuật chỉ định và đánh giá hiệu quả điều trị nút thông động tĩnh mạch màng cứng vùng xoang hang bằng vòng xoắn kim loại qua đường tĩnh mạch.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu được tiến hành trên 8 bệnh nhân được chẩn đoán thông phức tạp động tĩnh mạch màng cứng vùng xoang hang và được tiến hành nút mạch bằng vòng xoắn kim loại qua đường tĩnh mạch trong khoảng thời gian từ 2/2012 đến tháng 7/2012. Kết quả tắc luồng thông được xác định trên chụp mạch ngay sau can thiệp. Khám lâm sàng theo dõi so sánh tiến triển các triệu chứng trước và sau can thiệp.
Kết quả: các luồng thông chủ yếu nằm ở xoang hang với động mạch cấp máu đến từ động mạch cảnh ngoài và động mạch cảnh trong một hoặc hai bên (phân loại Type D theo Barrow và type IIIC theo Cognard). Đường tiếp cận tới chỗ luồng thông trong vùng xoang hang qua đường tĩnh mạch mặt (3ca), qua đường tĩnh mạch thái dương nông (1ca), hoặc qua xoang tĩnh mạch đá trên - dưới (4ca). Trong tổng số 8 bệnh nhân can thiệp, tất cả các bệnh nhân tắc hoàn toàn luồng thông. Các triệu chứng lâm sàng như đỏ mắt, lồi mắt và ù tai mất hoàn toàn sau can thiệp qua theo dõi. Có một bệnh nhân lác trong nhẹ mắt sau can thiệp.
Kết luận: phương pháp điều trị coils qua đường tĩnh mạch là phương pháp hiệu quả với thông động tĩnh mạch màng cứng vùng xoang hang.
Bạn Đọc Quan tâm
Sự kiện sắp diễn ra
Thông tin đào tạo
- Những cạm bẫy trong CĐHA vú và vai trò của trí tuệ nhân tạo
- Hội thảo trực tuyến "Cắt lớp vi tính đếm Photon: từ lý thuyết tới thực tiễn lâm sàng”
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ HÌNH ẢNH HỌC THẦN KINH: BÀI 3: U não trong trục
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Cập nhật RSNA 2021: Công nghệ mới trong Kỷ nguyên mới"
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Đánh giá chức năng thất phải trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim"
Bình luận