• Thứ 4, 22/01/2025
  • (GMT+7)

Gía trị của X quang và siêu âm trong sàng lọc ung thư vú ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên

Value of mammography, ultrasound in breast cancer screening with women ≥40 years old

SUMMARY

Objective: To research the value of mammography, ultrasound in breast cancer screening with women ≥ 40ys.

Methods: Including of the study was 1319 women (age ≥40) in the range of six months with breast cancer screening at University Medical Center, Hochiminh city, from 1 June 2014 to 31 May 2016. Mammography and ultrasound were performed using BI-RADS (The Breast Imaging and Reporting Data System) of the American College of Radiology. Breast cancer was determined by histopathological results.

Results: The proportion of breast cancer was 1.67% (22/1319). Among 22 cancers detected, 19(14.4/1000) with mammography, 18(13.65/1000) with ultrasound. The sensitivity, specificity of mammography respectively were 86.36% (IC 95%: 65.09-97.09), 99% (98.29-99.47) higher than ultrasound: 81.82% (59.71-94.81); 95.45% (94.18-95.52). When combined two tests, the sensitivity and specificity respectively were 100% (IC 97.5%:84.56-100), 95.37% (94.09-96.45); PPV was decreased (26.83%) (17.63-37.75) compared to mammography (59.38%) (40.64-76.3); NPV was increased (100%)(IC 97.5%: 99.7-100) compared to mammography (99.77%) (99.32-99.95)or ultrasound alone (99.68%)(99.18-99.91).

Conclusions: The sensitivity and specificity of breast cancer screening with mammography were higher than ultrasound alone. When combined two tests, it was increased the sensitivity, decreased the specificity compared to mammography alone.

Keywords: breast cancer screening, mammography, ultrasound.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát giá trị của X quang (XQ), siêu âm (SA) trong sàng lọc ung thư vú (UTV) ở phụ nữ ≥ 40 tuổi.

Phương pháp: Nghiên cứu theo dõi 6 tháng trên 1319 phụ nữ ≥ 40 tuổi đến sàng lọc tại Bệnh viện Đại học Y Dược (BVĐHYD) thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ 01/06/2014 đến 31/05/2016. X quang và SA cùng được thực hiện, kết quả theo BI-RADS (The Breast Imaging- Reporting and Data System) của Hội Điện quang Mỹ (ACR). Ung thư vú được xác định bằng kết quả mô học.

Kết quả: Tỉ lệ UTV là 1,67% (22/1319). Khả năng chẩn đoán của XQ là 14,4/1000, SA là 13,65/1000. Độ nhạy, độ đặc hiệu của XQ lần lượt là 86,36% (KTC 95%: 65,09-97,09), 99% (98,29-99,47) cao hơn SA:81,82% (59,71-94,81); 95,45% (94,18-95,52). Khi kết hợp cả hai, độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 100% (KTC 97,5%:84,56-100), 95,37% (94,09-96,45); PPV giảm (26,83%) (17,63-37,75) do kết hợp của XQ (59,38%) (40,64-76,3) và SA (23,38%) (11,48-34,41); NPV tăng (100%) (KTC 97,5%:99,7-100) so với XQ (99,77%) (99,32-99,95) hay SA đơn thuần (99,68%) (99,18-99,91).

Kết luận: Độ nhạy và độ đặc hiệu của XQ sàng lọc UTV cao hơn SA đơn thuần. Khi kết hợp với SA, độ nhạy tăng, độ đặc hiệu giảm so với XQ đơn thuần. Việc kết hợp này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.

Từ khóa: sàng lọc ung thư vú, X quang, siêu âm.

Tác giả: Hồ Hoàng Thảo Quyên*, Đỗ Văn Dũng**, Nguyễn Chấn Hùng***

Địa chỉ: *Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM **Đại học Y Dược TPHCM ***Hội Ung thư Việt Nam

Theo tạp chí Điện Quang Việt Nam số 26 - 1/2017

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác