• Thứ 6, 29/03/2024
  • (GMT+7)

Giá trị của CHT khuếch tán trong chẩn đoán phân biệt áp xe não và u não hoại tử hoặc u não dạng nang

Role of diffusion weighted mr imaging in the differentiation between brain abscess and cystic/ necrotic brain tumors

SUMMARY

Objective: To evaluate the role of diffusion-weighted MR Imaging in the differentiation between brain abscess and cystic/necrotic brain tumors.

Material and method: A cross-sectional study was conducted on 53 individuals presenting with rim enhancement intra-axial mass on brain MR image at Da Nang Hospital from August 2012 to August 2013. Diffusion-weighted image were also acquired with b value were 0, 50, 1000 using 1.5T Phillp Achieva MR system.

Results: 28 patients had brain abscesses and 23 were diagnosed with brain tumors pathologically. The sensitivity and specificity of MRI in the diagnosis of brain abscess were 96.4% and 96%, respectively. PPV was 96.4% and NPV was 96%. There was a statistically significant difference in mean central ADC value between abscess and tumor, as 0.71 ± 0.24 x 10-3 mm2/s and 2.23 ± 0.44 x 10-3 mm2/s (p = 0,004) respectively. Mean peripheral ADC value showed no difference between 2 groups, as 0.78±0.26 x 10-3 mm2/s for abscess and 0.82±0.28 x 10-3 mm2/s for tumor (p = 0,132). At cut-off point of ADC ≤ 0.86 x 10-3 mm2/s, ROC curve for ADC showed 94.6% sensitivity and 100% specificity.

Conclusion: Diffusion-weighted MR image had high sensitivity and specificity in differentiation between brain abscess and cystic/necrotic tumor.

Keywords: Diffusion-weighted MR image, brain abscess, brain tumor, ADC value.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá giá trị của cộng hưởng từ khuếch tán trong chẩn đoán phân biệt áp xe não và u não hoại tử hoặc u não dạng nang.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 53 bệnh nhân có thương tổn khối trong trục ngấm quang viền được chẩn đoán trên CHT sọ não. Trong đó có 28 trường hợp áp xe não và 25 trường hợp u não. Tất cả đều được chụp CHT sọ não với xung khuếch tán, giá trị b (0, 500, 1000) trên máy CHT Philip achieva 1.5 T.

Kết quả: Chẩn đoán xác định áp xe não với độ nhạy 96,4%, độ đặc hiệu 96%, giá trị dự báo dương tính 96,4%, giá trị dự báo âm tính 96%. Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của giá trị ADC trung bình trung tâm của áp xe não và u não (p=0,004). Giá trị ADC trung bình trung tâm của áp xe não là 0,71 ± 0,24 x 10-3mm2/s và u não là 2,23 ± 0,44 x 10-3 mm2/s. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê của trị ADC trung bình ngoại vi của áp xe não và u não (p = 0,132). Giá trị ADC trung bình ngoại vi của áp xe não là 0,78±0,26 x 10-3mm2/s và u não là 0,82±0,28 x 10-3mm2/s. Đường cong ROC dự báo áp xe não ở giá trị ADC có độ nhạy 94,6% và độ đặc hiệu 100% ở điểm cắt ADC ≤ 0,86 x 10-3mm2/s.

Kết luận: CHT khuếch tán có độ nhạy, độ đặc hiệu cao (96,4 %; 96%) trong chẩn đoán xác định áp xe não cũng như u não dạng nang hay u não hoại tử.

Từ khóa: Cộng hưởng từ khuếch tán, áp xe não, u não, giá trị ADC.

Tác giả: Nguyễn Thị Loan Phương* , Nguyễn Hồng Long* , Trần Văn Cân* , Trần Đạt *

Địa chỉ: * Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Đà Nẵng

Theo tạp chí Điện Quang Việt Nam số 17-10/2014

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác