• Chủ nhật, 24/11/2024
  • (GMT+7)

Gía trị cộng hưởng từ phổ trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

The value of magnetic resonance spectroscopy in diagnosis of prostate cancer

SUMMARY

Purpose: The aim of study was to determine the value of MRS in diagnosis of prostate carcinoma especially for differentiating begnin from malignant lesion of the prostate.

Materials and methods: During a period of 4/2014 to 6/2016, 25 consecutive patients with elevated PSA level or clinical suspiciousness were evaluated with MRS of the prostate. The results were confirmed by TRUS-guided biopsy. We compare two groups (prostate carcinoma/PCa and prostate non-caricnoma/PNCa) by variant: mean of the choline plus creatine -to- citrate. Analyzing ROC curve to find the value of MRS in differentiating begnin from malignant tissue of the prostate.

Results: Patients range in age from 40 to 89 years (mean 71 ± 12 year). 08 patients were confirmed to have PNCa (32%), whereas 17 patients had PCa (68%). The mean of (Cho+ Cr)/Ci values for PNCa and PCa were 0.50± 0.31 and 2.64± 1.22 respectively. The mean of (Cho+Cr)/ Ci value of PCa was significantly higher than PNCa (p<0.05). On ROC curve, using discrimination threshold of (Cho+Cr)/ Ci is 0.84, the MRS provided a sensitivity of 94.1%, specificity of 87.5% for differentiating NPCa from PCa.

Conclusion: Magnetic Resonance Spectroscopy of the prostate can be use to differentiate begnin from malignant tissue with high accuracy.

Key words: Prostatic carcinoma, non-carcinoma, Magnetic resonance spectroscopy, TRUS.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu là xác định giá trị của cộng hưởng từ phổ trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt phân biệt tổn thương lành và ác của tuyến tiền liệt.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian 4/2014 - 6/2016, có 25 bệnh nhân có PSA cao hoặc lâm sàng nghi ngờ được chụp cộng hưởng từ phổ tuyến tiền liệt. Kết quả được đối chiếu với kết quả sinh thiết TRUS. Chúng tôi so sánh hai nhóm (ung thư/PCa và không ung thư/PNCa) với biến: tỉ số (Choline + Creatine)/Citrate. Phân tích đường cong ROC để tìm giá trị CHTP trong phân biệt PCa và PNCa.

Kết quả: Tuổi bệnh nhân từ 40 đến 89 (trung bình 71 ± 12 tuổi). 08 bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh PNCa (32%), 17 bệnh nhân PCa (68%). Giá trị trung bình tỉ số (Choline + Creatine)/ Citrate của tổn thương PNCa và PCa lần lượt là 0.5 ± 0.31 và 2.64 ± 1.22. Giá trị tỉ số (Choline + Creatine)/Citrate của tổn thương PCa cao hơn có ý nghĩa so với tổn thương PNCa (p < 0,05). Trên đường cong ROC, với ngưỡng tỉ số (Choline + Creatine)/ Citrate là 0,84, để phân biệt tổn thương PCa và PNCa, cộng hưởng từ phổ có độ nhạy 94,1%, độ đặc hiệu 87,5%. : Cộng hưởng từ phổ có thể sử dụng phân biệt mô lành và mô ác của tuyến tiền liệt với độ chính xác cao.

Từ khoá: Ung thư tuyến tiền liệt, không ung thư, cộng hưởng từ phổ, siêu âm qua ngả trực tràng.

Tác giả: * Lê Văn Phước, ** Bùi Anh Thắng, *** Bùi Ngọc Thuấn

Địa chỉ: * Ts, Trưởng khoa CĐHA, Bv Chợ Rẫy, ** Bs CK2, Chủ nhiệm Bộ môn CĐHA, ĐHYK Phạm Ngọc Thạch, *** Bác sĩ CĐHA, Bv Đa khoa TW Cần Thơ

(Tạp chí Điện quang Việt Nam số 28)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác