• Thứ 7, 23/11/2024
  • (GMT+7)

Điều trị phình động mạch não vỡ sau chấn thương bằng can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Endovascular treatment of reptured traumatic cerebral aneurysm after brain injury in choray hospital

SUMMARY

Background: Traumatic intracranial aneurysms are rare, comprising 1% or less of all cerebral aneurysms. They can occur after even mild or severe head trauma, and are associated with significant morbidity and a mortality rate as high as 50%. Causes of pathogenesis, pathology and treatment methods differ from other cerebral aneurysms. So, the purpose of endovascular treatment is to prevent rebleeding and progressive cerebral dissecting anurysms.

Materials and methods: Endovascular treatment of ruptured traumatic cerebral artery aneurysms performed at Department of Radiology, Choray Hospital, from 01/2017 to 05/2018, the technique as follows: digital subtraction angiography, inserting of microcatheter over the aneurysm neck and other microcatheter insert to aneurysm, deploying stent over the aneurysm neck and coiling into aneurysm. The efficacy and safety were evaluated by variants: complete and partial occlusion rates, procedural success rate, clinical improvement, procedural complication.

Results: 33 cases of ruptured traumatic cerebral aneurysms treated by endovascular treatment, technical success rate 31/33 (93.9%) with stent assisted coiling (72.7%), parent artery occlusion (15.2%) and alone coiling (6.1%). Good outcome m-RS (0-2) were 25/33 cases (75.7%) , 5/33 cases (15.2%) reruptered and progressive cerebral dissecting anurysm cause mortality rates 3 cases (9.1%), morbidity rate (15.2%).

Conclusion: Endovascular treatment of ruptured traumatic cerebral aneurysms after brain injury were high safety and efficiency, improve good outcomes, low mortality complication rates.

Key words: Traumatic cerebral aneurysms, Stent assisted coiling, endovascular treatment.

TÓM TẮT

Mở đầu: Phình động mạch não chấn thương hiếm, chiếm khoảng 1% hoặc ít hơn so với phình mạch não chung. Nó có thể xảy ra sau chấn thương nhẹ hoặc trầm trọng và liên quan có ý nghĩa với tỷ lệ khuyết tật và tử vong cao đến 50%. Nguyên nhân bệnh sinh, cơ chế bệnh học và phương pháp điều trị khác biệt so với các phình mạch não vỡ khác. Bởi vậy mục đích điều trị nhằm ngăn ngừa xuất huyết tái phát và đảm bào thành mạch không diễn tiến bóc tách.

Đối tượng và phương pháp: Can thiệp nội mạch điều trị phình động mạch não vỡ do chấn thương được thực hiện tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2017 đến tháng 05/2018, với kỹ thuật thực hiện: chụp mạch xóa nền xác định phình bóc tách mạch não, luồn vi ống thông vào phình và nút phình bằng coils và hoặc stent trợ coils hoặc đặt stent. Nó có thay đổi dòng chảy ngang qua phình mạch. Hiệu quả và độ an toàn được đánh giá dựa vào các biến: tắc hoàn toàn hay bán phần túi phình, tỉ lệ thành công thủ thuật, cải thiện lâm sàng, biến chứng thủ thuật.

Kết quả: 33 ca phình động mạch não chấn thương vỡ, được điều trị bằng can thiệp nội mạch, thành công kỹ thuật 31/33 ca (93,9%), stent trợ coils (72,7), tắc động mạch mang (15,2%), tắc coil đơn thuần (6,1%). Cải thiện lâm sàng tốt m-RS (0-2) đạt 25/33 ca (75,7%) , 5/33 ca (15,2%) vỡ tái phát và diễn tiến bóc tách dẫn đến tử vong 03 ca (9,1%), khuyết tật thần kinh và không cải thiện lâm sàng (15,2%).

Kết luận: Can thiệp nội mạch điều trị phình động mạch não chấn thương vỡ là phương pháp an toàn và hiệu quả cao, cải thiện lâm sàng tốt, biến chứng tử vong thấp.

Từ khóa: Phình động mạch não chấn thương, Stent trợ coils, Can thiệp nội mạch.

Tạp chí Điện quang số 33

Tác giả: Lê Văn Phước*, Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn*, Lê Văn Khoa* Nguyễn Văn Tiến Bảo*

Địa chỉ: * Bệnh viện Chợ Rẫy ** Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh *** Bệnh viện Chợ Rẫy

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác