Điều trị ho ra máu cấp tính bằng nút động mạch phế quản và ngoài phế quản sử dụng phối hợp 2 loại vật liệu nút mạch
Bronchial artery charateristics and patient outcome in patients with acute hemoptysis treated using dual embo-agents
SUMMARY
Objectives: This study was carried out to describe angiographic charateristics and patient outcome in patients with acute hemoptysis treated using dual embo-agents
Methods: 28 patients with acute hemoptysis were included in this study. All abnormal vessels were occluded using microsphere then re-enforced with N-butyl cyanoacrylate (NBCA). Patients were followed-up one year from procedure date.
Results: Technical success rate accounted for 96.4%. Almost all patients presented with bronchial artery dilatation while 46% of patients had abnormal feeding vessels arising from subclavian artery, 39% from intercostal arteries. Postprocedural complications included chest pain (4 cases, 14.3%), infection (1 patient, 3.6%), unexpected vessel occlusion (1 case, 3.6%) and bronchial artery dissection (1 subject, 3.6%). Recurrent rate calculated in one year of following up was 7.14%.
Conclusion: Major angiographic abnormalities were dilatation of the bronchial artery to lung lesions and its colaterals. Dual-material embolization is an effective treatment method with significantly high rate of technial and clinical success.
Keyword: Hemoptysis, bronchial artery, embolization.
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu mô tả đặc điểm tổn thương mạch máu và đánh giá hiệu quả điều trị cầm máu của kỹ thuật gây tắc động mạch có sử dụng phối hợp hai loại vật liệu tắc mạch.
Phương pháp: 28 bệnh nhân ho ra máu cấp tính. Các mạch máu tốn thương đều được gây tắc bằng hạt vi cầu sinh học sau đó nút tăng cường bằng N-butyl cyanoacrylate (NBCA). Bệnh nhân được theo dõi trong 1 năm kể từ ngày làm thủ thuật.
Kết quả: Thành công về kỹ thuật và lâm sàng trong nghiên cứu này là 96,4%. Tất cả các bệnh nhân ho ra máu đều có giãn động mạch động mạch phế quản, 46% các tổn thương giãn mạch khác có nguồn cấp máu từ động mạch dưới đòn, 39% được cấp máu từ động mạch liên sườn. Biến chứng ghi nhận được ở nhóm nghiên cứu chủ yếu là đau ngực với 4 bệnh nhân (14,3%), 1 bệnh nhân nhiễm trùng sau can thiệp (3,6%), 1 ca có tắc mạch tiểu não (3.6%) và 1 trường hợp bóc tách động mạch phế quản (3,6%). Tỷ lệ ho ra máu tái phát trong 1 năm theo dõi là 7.14%.
Kết luận: Tổn thương chủ yếu trên chụp động mạch là giãn động mạch phế quản và động mạch ngoài phế quản. Tỷ lệ thành công về kỹ thuật và lâm sàng cao khi phối hợp hai vật liệu gây tắc mạch. Các biến chứng có thể gặp bao gồm đau ngực, nhiễm trùng, tắc mạch không mong muốn.
Từ khóa: Ho máu, Động mạch phế quản, nút mạch.
Bạn Đọc Quan tâm
Sự kiện sắp diễn ra
Thông tin đào tạo
- Những cạm bẫy trong CĐHA vú và vai trò của trí tuệ nhân tạo
- Hội thảo trực tuyến "Cắt lớp vi tính đếm Photon: từ lý thuyết tới thực tiễn lâm sàng”
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ HÌNH ẢNH HỌC THẦN KINH: BÀI 3: U não trong trục
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Cập nhật RSNA 2021: Công nghệ mới trong Kỷ nguyên mới"
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Đánh giá chức năng thất phải trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim"
Bình luận