Đánh giá kết quả điều trị tiêm xơ dị dạng tĩnh mạch dưới hướng dẫn DSA
Evaluation the result of flouroscopy-guided sclerotherapy in treating superficial venous malformation
SUMMARY
Objective: Describe characteristics imaging of superficial venous malformation (VM) on flouroscopy and evaluate effectiveness of foam sclerotherapy.
Methods: Prospective and retroprestive cohort from November 2015 till July 2019 on 17 patients with VM treated by flouroscopy-guided sclerotherapy with 21 lesions and 46 seasons sclerotherapy. Evualating results of treatment based on improvement in symtomps ( pain- Visual Analogue Score) and imaging ( MRI- repeat MRI after last season for 6 months . There are 4 grade in improvement in imaging: excellent ( reduction in size of lesion over 90 %), good ( reduce 50 -90 %), average ( 10-50 %) and no reponse ( less 10 %). Evualating recurrence based on increasing pain score (VAS) or size in MRI. Using SPSS 20.0 to analize and process data.
Results: 17 patients (7 males and 11 females) with VM were involved in our study. Patients were a mean of 26.5± 12.9 years old ( range: from 6 to 59). Evualated by digital subtraction angiography, the lesion were categorized into 4 types according to the venous drainage features. Of the 21 lesion: 3/21 had type I (14.3 %), 12/21 had type II (57.1 %); 2/21 had type III (9.5 %) and 4/21 had type IV (19 %). Total seasons are 46. 8/21lesions (38.1 %) achieved excellent response, 9/21 (42.9 %) achieved good response, 3/21 (14.3 %) achieved average response and 1 patient (4.8%) no response in magnetic resonance imaging in magnetic resonance imaging assessments. Mean VAS scores after treatment for 1 month: 1.4; 3 months: 0.9; 6 months: 1.1, min: 0, max: 5. The long- term recurrence rates with follow-up time from 1 to 2 years is: 3/4 patients had recurrence (75 %) include of 1 patients had increasing imaging and pain score, 2 patients just had only increase imaging in MRI.
Conclusion: Flouroscopy-guided sclerotherapy is a safe and effective procedure to reduce size and pain for patient with venous malformations that have symptoms. But the long – term recurrence rates is quite high.
Keywords: venous malformation, sclerotherapy, flouroscopy-guided
TÓM TẮT
Mục đích: Mô tả đặc điểm hình ảnh của dị dạng tĩnh mạch (DDTM) trên chụp mạch và đánh giá kết quả điều trị bằng bọt gây xơ.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu và hồi cứu mô tả từ tháng 11 năm 2015 đến tháng 7 năm 2019, có 17 bệnh nhân DDTM được điều trị bằng phương pháp gây xơ dưới máy chụp mạch số hoá xoá nền với 21 tổn thương và 46 đợt tiêm xơ. Đánh giá kết quả điều trị dựa vào sự cải thiện về lâm sàng ( đau- thang điểm VAS) và sự cải thiện về hình ảnh ( cộng hưởng từ – chụp đánh giá lại sau đợt tiêm xơ cuối cùng 6 tháng). Đáp ứng điều trị về mặt hình ảnh được phân thành 4 mức độ: đáp ứng xuất sắc: kích thước sau điều trị giảm trên 90% so với trước điều trị, đáp ứng tốt: giảm 50-90 %, đáp ứng trung bình giảm 10-50 %, không đáp ứng hoặc đáp ứng không đáng kể: dưới 10%. Đánh giá tái phát dựa vào tăng điểm đau VAS hoặc tăng kích thước trên hình ảnh cộng hưởng từ. Sử dụng SPSS 20.0 để phân tích và xử lý số liệu.
Kết quả: Có 17 bệnh nhân với độ tuổi từ 6 đến 59 ( trung bình: 26.5 ± 12.9), trong đó có 7/17 nam (38.9%) và 11/17 nữ ( 61.1%). Các tổn thương dị dạng tĩnh mạch được phân loại theo đặc điểm của tĩnh mạch dẫn lưu. Tổng 21 tổn thương: 3/21 tổn thương thuộc tuýp I (19 %); 12/21 tổn thương thuộc tuýp II (57.1%); 2/21 tổn thương thuộc tuýp III ( 9.5 %) và 4/21 tổn thương thuộc tuýp IV (19 %). Tổng số đợt tiêm xơ là 46, số đợt tiêm xơ trung bình 2.19 ± 1.7 lần/ tổn thương. Mức độ giảm kích thước trên MRI: xuất sắc có 8/21 trường hợp ( 38.1 %), tốt có 9/21 trường hợp ( 42.9 %), trung bình có 3/21 trường hợp (14.3 %), không đáp ứng có 1 trường hợp (4.8 %). Điểm đau VAS trung bình sau điều trị 1 tháng: 1.4, 3 tháng: 0.9, 6 tháng: 1.1, nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 5. Tỷ lệ tái phát dài hạn với thời gian theo dõi từ 1- 2 năm có 3/4 bệnh nhân tái phát ( 75 %), trong đó 1/3 bệnh nhân vừa có tăng điểm đau VAS, vừa có tăng kích thước trên hình ảnh cộng hưởng từ, 2 bệnh nhân còn lại chỉ có tăng kích thước tổn thương trên hình ảnh. Không ghi nhận biến chứng nghiêm trọng nào xảy ra trong và sau quá trình tiêm xơ.
Kết luận: Tiêm xơ dưới hướng dẫn DSA là phương pháp an toàn và hiệu quả, làm giảm bớt kích thước và giảm đau cho bệnh nhân dị dạng tĩnh mạch có triệu chứng. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát dài hạn còn khá cao.
Từ khoá: dị dạng tĩnh mạch, tiêm xơ, DSA
Bạn Đọc Quan tâm
Sự kiện sắp diễn ra
Thông tin đào tạo
- Những cạm bẫy trong CĐHA vú và vai trò của trí tuệ nhân tạo
- Hội thảo trực tuyến "Cắt lớp vi tính đếm Photon: từ lý thuyết tới thực tiễn lâm sàng”
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ HÌNH ẢNH HỌC THẦN KINH: BÀI 3: U não trong trục
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Cập nhật RSNA 2021: Công nghệ mới trong Kỷ nguyên mới"
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Đánh giá chức năng thất phải trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim"
Bình luận