• Thứ 4, 22/01/2025
  • (GMT+7)

Đánh giá hiệu quả điều trị trung hạn suy tĩnh mạch mạn tính bằng phương pháp can thiệp nội mạch

SUMMARY

Objectives: The aim of this work was to evaluate the outcomes after the endovascular interventions for chronic venous insufficiency of the lower limbs.

Methods: This study was conducted on 60 patients diagnosed with chronic venous insufficiency of the lower limbs at the Radiology Center, Bach Mai Hospital, 2018 – 2019. Convenience sampling technique was used for this study.

Results: Endovenous laser ablation was indicated for 40 patients and endovenous radiofrequency (RF) ablation was for 20 patients, showing all patients were removed from the reflux line. For the patients with laser ablation, the mean Venous Clinical Severity Score (VCSS) were 3,67 ± 3,58 (0-11) before the treatment; 1,22 ± 2,03 (0-6) at 1 month; and 0,41 ± 1,01 (0-4) at 12 months. For the patients with RF ablation, the mean VCSS were 3,62 ± 3,45 (0-10) before the treatment; 0,15 ± 0,55 (0-2) at 1 month; and 0,08 ± 0,28 (0-1) at 12 months. 18 cases were recorded the complications after the intervention (30.00%), including dark skin, and paresthesia. 2 cases had the positions with varicose veins after 12 months (3.33%). There were no significant differences in the efficacy and complications amongst endovenous laser ablation and endovenous radiofrequency ablation (p >0.05).

Conclusions: Endovascular intervention is minimally invasive safe effective method that improves long-term better symptoms.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nghiên cứu (NC) được tiến hành với mục tiêu đánh giá kết quả theo dõi 12 tháng sau điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới bằng phương pháp can thiệp nội mạch.

Phương pháp: NC được tiến hành trên 60 bệnh nhân (BN) có chẩn đoán suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai, 2018-2019. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được áp dụng.

Kết quả: Phân tích trên 60 BN can thiệp nội mạch (40 chân đốt laser và 20 chân đốt sóng cao tần), cho thấy tỷ lệ loại bỏ dòng trào ngược trong tĩnh mạch hiển bị suy van là 100%. Đối với nhóm đốt bằng laser, điểm VCSS trung bình trước điều trị là 3,67 ± 3,58 (0-11); điểm VCSS trung bình là 1,22 ± 2,03 (0-6) sau điều trị 1 tháng; điểm VCSS bằng 0,41 ± 1,01 (0-4) sau 12 tháng. Đối với nhóm đốt bằng RF, điểm VCSS trung bình trước điều trị là 3,62 ± 3,45 (0-10); điểm VCSS trung bình là 0,15 ± 0,55 (0-2) sau điều trị 1 tháng; điểm VCSS bằng 0,08 ± 0,28 (0-1) sau 12 tháng. Có 18 ca có biến chứng sau can thiệp (30,00%), bao gồm thâm da, và dị cảm vùng đốt. Có 2 ca xuất hiện búi giãn mới sau 12 tháng (3,33%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa trong hiệu quả cũng như biến chứng sau đốt nội mạch bằng hai phương pháp laser và sóng cao tần.

Kết luận: Phương pháp can thiệp nội mạch điều trị suy tĩnh mạch mạn tính là phương pháp xâm lấn tối thiểu, an toàn, hiệu quả, cải thiện tốt triệu chứng cho người bệnh một cách lâu dài.

Tác giả: Lê Nguyệt Minh*, Cao Thị Hồng Yến*, Vũ Đăng Lưu*, Nguyễn Xuân Hiền*, Phạm Minh Thông*

Địa chỉ: * Trung tâm điện quang Bệnh viện Bạch Mai

(Theo tạp chí Điện quang số 36-12/2019)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác