Đánh giá hiệu quả can thiệp nội mạch trong điều trị phình mạch tạng sau chấn thương
To evaluate the effectiveness of endovascular intervention for treatment of traumatic visceral pseudoaneurysms
SUMMARY
Background: Visceral pseudoaneurysm was rare condition, its complication of bleeding led to severe clinical scenario, causing blood loss shock and death. Surgery was an invasive treatment and had high rate of morbidity and mortality; therefore, endovascular intervention has gradually becoming an alternative treatment nowadays.
Objectives: To evaluate the safety and effectiveness of endovascular treatment in patients with traumatic visceral pseudoaneurysms.
Materials and Methods: All patients were diagnosed of traumatic visceral pseudoaneurysm and treated by endovascular intervention at Cho Ray Hospital from October 2017 to February 2019.
Results: Thirty (30) patients were enrolled in this study. Locations of pseudoaneurysm were as follows: hepatic arteries (22.2%), gastroduodenal arteries (5.6%), renal arteries (55.5%), splenic arteries (8.3%), superior mesenteric arteries (5.6%) and left gastric arteries (2.8%). The embolic agents included Histoacryl glue (NCBA) (6%), coils (82%), PVA particles + coils (6%) and gelfoam + coils (6%). 94.4% of pseudoaneurysms were completely embolized, and 90% of patients recovered of clinical status at discharge. No severve complications were reported and the most common complication was hematoma (5%) at puncture site.
Conclusion: Endovascular treament is an effective and safe method in the management of traumatic visceral pseudoaneurysms.
Keywords: traumatic visceral pseudoaneurysm, endovascular treatment, safety, effectiveness
TÓM TẮT
Mở đầu: Giả phình của động mạch tạng ổ bụng hiếm gặp, chảy máu do vỡ giả phình thường đưa đến bệnh cảnh lâm sàng nặng nề, dẫn tới sốc mất máu và tử vong.2 Phẫu thuật có tính xâm lấn và tỉ lệ biến chứng và tử vong cao, do đó ngày nay, can thiệp nội mạch dần trở thành một lựa chọn thay thế.1
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phương pháp can thiệp nội mạch trong điều trị phình mạch tạng sau chấn thương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tất các bệnh nhân được chẩn đoán phình mạch máu tạng ổ bụng có bệnh sử hoặc tiền sử chấn thương và được tiến hành can thiệp nội mạch để điều trị tại Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2017 đến tháng 2/2019.
Kết quả: Có 30 bệnh nhân thỏa điều kiện đưa vào nghiên cứu. Vị trí của giả phình là: động mạch gan 22,2%, động mạch vị tá tràng 5,6%, động mạch thận 55,5%, động mạch lách 8,3%, động mạch mạc treo tràng trên 5.6% và động mạch vị trái 2,8%. Chất thuyên tắc bao gồm: keo Histoacryl (NCBA) (6%), coils (82%), hạt PVA + coils (6%) và Gelfoam + coils (6%). 94,4% bệnh nhân được tắc hoàn toàn giả phình, trong đó 90% bệnh nhân cải thiện lâm sàng đến khi xuất viện. Biến chứng chủ yếu nhẹ và tự giới hạn bao gồm: tụ máu nơi chọc dò (5%) ở 1 bệnh nhân.
Kết luận: can thiệp nội mạch là phương pháp hiệu quả và an toàn để điềut rị các trường hợp phình mạch tạng sau chấn thương.
Từ khóa: phình mạch tạng sau chấn thương, can thiệp nội mạch, độ an toàn, hiệu quả.
Bạn Đọc Quan tâm
Sự kiện sắp diễn ra
Thông tin đào tạo
- Những cạm bẫy trong CĐHA vú và vai trò của trí tuệ nhân tạo
- Hội thảo trực tuyến "Cắt lớp vi tính đếm Photon: từ lý thuyết tới thực tiễn lâm sàng”
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ HÌNH ẢNH HỌC THẦN KINH: BÀI 3: U não trong trục
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Cập nhật RSNA 2021: Công nghệ mới trong Kỷ nguyên mới"
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Đánh giá chức năng thất phải trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim"
Bình luận