• Thứ 7, 20/04/2024
  • (GMT+7)

Đặc điểm siêu âm dị vật tiêu hóa trên ở trẻ em được can thiệp lấy dị vật tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 báo cáo loạt ca

Ultrasound of foreign bodies in gastrointestinal tract removed at Children’s Hospital 1 case report

SUMMARY

Objectives: We reviewed ultrasound features of all cases of foreign bodies in the upper gastrointestinal tract that underwent endoscopic or surgical removal at Children’s Hospital N1 from 1/2018 to 4/2019.

Method: retrospective case.

Results: From 1/2018 to 4/2019, 7 cases were included. Mean age was 7,9 years old. Boy to girl ratio was 5/2. 5/7 cases were radiolucent foreign bodies, toothpick mostly. The positions were one oesophageal, 2 gastric và 4 duodenal. All cases were diagnosed correctly by ultrasound before intervention. 4/7 cases underwent surgical removal, 3 cases underwent endoscopic removal. The signs of right-side retroperitoneal oedema and fluid collection surrounding right kidney on ultrasound were highly suspected of posterior D3 duodenal wall perforation due to foreign bodies.

Conclusion: Foreign bodies in the upper gastrointestinal tract can cause dangerous complications in case of late diagnosis. Ultrasound can help find radiolucent as well as radiopaque objects. We should know typical ultrasound features of some foreign bodies and common sites of complication in order to predict the object and the location exactly to give proper management.

Key words: foreign bodies, ultrasound, children.

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Dị vật tiêu hóa trên ở trẻ em có bệnh sử không rõ ràng, không dễ chẩn đoán, nhất là những dị vật không cản quang, không khai thác được bệnh sử nuốt dị vật, nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi xuất hiện biến chứng. Chúng tôi báo cáo các trường hợp dị vật tiêu hóa trên được siêu âm chẩn đoán và can thiệp phẫu thuật hoặc nội soi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/2018 đến 4/2019.

Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca.

Kết quả: Từ tháng 1/2018 đến 4/2019, chúng tôi có 7 trường hợp được đưa vào lô nghiên cứu. Tuổi trung bình 7,9 tuổi. Tỉ lệ bé trai/gái: 5/2. 5/7 là dị vật không cản quang, chủ yếu là tăm tre. Vị trí dị vật: 1 ở thực quản, 2 ở dạ dày và 4 trường hợp ở tá tràng. Cả 7 trường hợp đều được siêu âm nhìn thấy và xác định đúng vị trí. 4/7 ca phải mổ lấy dị vật, 3 ca được nội soi gắp dị vật. Dấu hiệu siêu âm phù nề khoang sau phúc mạc và tụ dịch quanh thận phải rất gợi ý biến chứng dị vật đâm thủng mặt sau D3.

Kết luận: Dị vật tiêu hóa trên ở trẻ em có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu chẩn đoán trễ. Siêu âm có ưu điểm là phát hiện được dị vật cản quang và không cản quang. Cần lưu ý những đặc điểm siêu âm của một số loại dị vật, các dấu hiệu siêu âm của những vị trí dị vật thường gây biến chứng, giúp dự đoán loại dị vật và xác định đúng vị trí dị vật để có hướng can thiệp thích hợp.

Từ khóa: Dị vật tiêu hóa, siêu âm, trẻ em.

Tác giả: Đỗ Thanh Thủy*, Lê Thị Uyên Phương*, Nguyễn Bùi Thùy Diễm*, Vũ Thị Hoa Đào*, Nguyễn Hữu Chí*

Địa chỉ: * Bệnh viện Nhi đồng 1

Theo tạp chí Điện Quang Việt Nam số 37-2/2020

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác