• Thứ 3, 31/12/2024
  • (GMT+7)

Đặc điểm lâm sàng và siêu âm xoắn tinh hoàn chu sinh báo cáo loạt ca và hồi cứu y văn

Perinatal testicular torsion clinical and sonographics findings

SUMMARY

Objective: Perinatal testicular torsion either occurring prenatally in utero or postnatally in the first month of life, is surgical emergency with hope salvaging of testis. A challenge to clinicians and radiologist. With sonographics findings as small size of testis, heterogenous echostructure, thickened tunica albuginea with rim hyperechoic (calcification), to suggest testicular torsion.

Methods: Cases report

Results: From January 2015 to May 2019, we had 11 patients with perinatal testicular torsion introduced into the study batch. The average age is 8.2 days. One song twists on two sides, on the left 7 shifts. The time of detection after birth, an average of 1.5 days, no cases of prenatal ultrasound were detected. The average time of hospital admission is 17 days. 100% normal birth, full month.Ultrasound signs: testicular big size 7/12 (58.3%), heterogeneous parenchyma structure 11/12 (91.7%), calcareous membrane calcification 2/12 (16.6%), hydrocephalus, heterogeneous fluid, 7/12 fibrin (58.3%), enlarged stalks, edema 3/12 (25%). Mark Whirpool positive 8/12 (67%), central blood loss 11/12 (91.7%). The rate of testicular removal is 10/12 (83.3%).

Conclusions: Twisted perinatal testicular, rare surgical emergency, causes purple swelling of the scrotum and requires early diagnosis and surgical intervention. High-value color doppler ultrasound determines testicular twisting and eliminates the causes of swelling and pain in the scrotum.

Keywords: testicular torsion, neonate, ultrasound.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xoắn tinh hoàn chu sinh, là khi xoắn xảy ra trước sinh hoặc trong tháng đầu sau sinh, cấp cứu ngoại khoa với hy vọng cứu được tinh hoàn. Là thách thức cho nhà lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Với những đặc điểm siêu âm như tinh hoàn nhỏ, mất cấu trúc, độ hồi âm không đồng nhất, mất tưới máu, vôi hóa màng bao tinh mạc, rất gợi ý xoắn.

Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca

Kết quả: Từ tháng 01/2015 đến tháng 5/2019, chúng tôi có 11 bệnh nhân xoắn tinh hoàn chu sinh được đưa vào lô nghiên cứu. Tuổi trung bình 8.2 ngày. Một ca xoắn 2 bên, bên trái 7 ca. Thời gian phát hiện sau sinh, trung bình 1,5 ngày, không có trường hợp nào được phát hiện trước sinh qua siêu âm tiền sản. Thời gian trung bình nhập viện chúng tôi là 17 ngày. 100% sinh thường, đủ tháng. Các dấu hiệu siêu âm ghi nhận: kích thước tinh hoàn to 7/12 (58,3,%), cấu trúc nhu mô không đồng nhất 11/12 (91,7%), vôi hóa màng bao tinh mạc 2/12 (16,6 %), tràn dịch tinh mạc, dạng dịch không thuần nhất, có fibrin 7/12 (58,3 %), cuống thừng tinh to, phù nề 3/12 (25%). Dấu Whirpool dương tính 8/12 (67%), mất tưới máu trung tâm 11/12 (91,7%). Tỉ lệ cắt bỏ tinh hoàn 10/12 (83,3%).

Kết luận: Xoắn tinh hoàn chu sinh, bệnh cấp cứu ngoại khoa hiếm gặp, là nguyên nhân gây sưng tím vùng bìu và cần được xác định chẩn đoán và can thiệp ngoại khoa sớm. Siêu âm doppler màu có giá trị cao xác định xoắn tinh hoàn và loại trừ các nguyên nhân gây sưng đau vùng bìu cấp.

Từ khóa: xoắn tinh hoàn, sơ sinh, siêu âm

Tác giả: Nguyễn Hữu Chí*, Huỳnh Nhất Hạnh Nhân*, Hoàng Phương Thùy*, Nguyễn Thị Thu Hiền*, Huỳnh Kim Huyên*

Địa chỉ: * BV Nhi Đồng 1

Theo tạp chí Điện Quang Việt Nam số 37-2/2020

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác