• Thứ 4, 25/12/2024
  • (GMT+7)

Đặc điểm hình ảnh nang ống mật chủ ở trẻ em trên siêu âm và cộng hưởng từ 1.5T

Imaging characteristics of choledochal cysts in children on ultrasound and MRI 1.5T

SUMMARY:

Purposes: The description of Imaging characteristics of choledochal cysts in children on Ultrasound and MRI 1.5T

Material and methods: 44 patients were diagnosed choledochal cysts on Ultrasound and/or had Ultrasound and MRCP from 7/2012 to 9/2013 in National Hospital of Pediatrics. 16 patients with choledochal cysts underwent MRCP using a half –Fourier acquisition single-shot turbo spin-echo sequence. MRCP findings were compared with intraoperative cholangiography.

Result: In 44 patients choledochal cysts including 34 girls and 10 boys:age range, 2 months -16 years; mean age 3.4 years. Clinical presentation: abdominal pain is the most common symptom (72.72%), vomiting (63.18%), fever (15.90%), jaundice (13.63%). The type of choledochal cysts (according to Todani): type I (93%), type IVa (7%); Type of dilatation: cystic dilatation (77.27%), fusiform dilatation (22.73%); mean measurement: 39.47mm; stone in cyst (29.5%); intrahepatic duct dilatation (43.18%); gallstone (6.8%). MRCP findings (n=16): with the most common form being typeI 87.5% (14/16), typeIVa 12.5% (2/16); cystic dialatation (93.7%), fusiform dilatation 6.3%. Cystolithiasis (75%); intrahepatic duct dilatation (56,25%). Kappa value was good agreement (k: 0.717-0.738) when compared Ultrasound and MRCP. The presence of the anomalous junction of pancreaticobiliary duct was revealed by MRCP in only 10 cases of 13 cases choledochal cysts with Kappa value was good agreement (k=0.612) when compared with intraoperative cholangiography.

Conclusion: Ultrasound and MRI showed overall good accuracy in the detection and the classification of choledochal cysts and revealed associated complications. MR cholangiopancreatography provides information about anomalous pancreaticobiliary ductal union in children with choledochal cyst.

Key words: Choledochal cyst, Ultrasound. Magnetic resonance cholangiopancreatography (MRCP).

TÓM TẮT

Mục đích: mô tả đặc điểm hình ảnh nang ống mật chủ ở trẻ em trên siêu âm và CHT 1.5T.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 44 BN được chẩn đoán là nang OMC trên siêu âm và hoăc trên siêu âm và CHT thời gian từ 7/2012 đến 9/2013 tại BV Nhi Trung Ương. Trong đó có 16 BN được chụp CHT mật tụy sử dụng chuỗi xung HASTE trên máy có công suất 1.5T. Kết quả chụp CHT được so sánh với kết quả chụp mật trong mổ.

Kết quả: trong số 44 BN NOMC có 34 trẻ gái và 10 trẻ trái, tuổi trung bình 3.4 tuổi, nhỏ nhất là 2 tháng, lớn nhất 16 tuổi. Dấu hiệu lâm sàng: đau bụng 72,72%, nôn 63,18%, sốt 15,90%, vàng da 13,63%. Phân loại của Todani: typ I 93%, typ IVa 7%. Giãn dạng nang 77,27%, dạng thoi 22,73%. Kích thước nang trung bình 39,47 mm: sỏi trong nang trên siêu âm 29,5% (13/44); giãn đường mật trong gan 43,18%, sỏi túi mật 6,8%. Kết quả trên CHT (n=16) chủ yếu typ I 87,5% (4/16), type IVa 12,5% (2/16); giãn dạng nang 93,75% (15/16), giãn dạng thoi 6,25% (1/16); sỏi trong nang 75%, giãn đường mật trong gan 56,25%, có sự phù hợp cao giữa hai phương pháp siêu âm và CHT trong chẩn đoán NOMC với chỉ số Kappa là: 0.714-0.738. CHT phát hiện bất thường kênh chung mật tụy được 10 BN trong tổng số 13 BN có bất thường, có sự phù hợp cao khi so sánh với kết quả chụp mật trong mổ (k=0.614).

Kết luận: siêu âm và CHT có kết quả chẩn đoán chính xác trong việc phát hiện, phân loại nang và các biến chứng kết hợp trong bệnh lí NOMC ở trẻ em. CHT đường mật tụy cung cấp các thông tin hữu ích về bất thường kênh chung mật tụy đối với NOMC ở trẻ em.

Từ khóa: nang ống mật chủ; siêu âm, CHT đường mật tụy.

Tác giả: Lê Đình Công*, Nguyễn Duy Huề**

Địa chỉ: BV Nhi Trung Ương ** BV Việt Đức Hà Nội

Theo tạp chí điện quang Việt Nam số 19 - 3/2015

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác