Đặc điểm hình ảnh của u nguyên bào gan trẻ em trên phim chụp cắt lớp vi tính hai dãy đầu thu
Characteristic of pediatric hepatoblastoma on 2 detector computed tomography
SUMMARY:
Purpose: to describe the characteristics of hepatoblastoma (HB) on 2 detector computed tomography (CT) images
Materials and method: 49 under 15 year-old patiens with pathological results of HB were undergone 2 detector computed tomography from 2010 to 2014.
Result: 100% was solid tumor, the average diameter was 8.48mm, most of them were single tumor, located at the right lobe, lobulated and defined margin, heterogeneous structure, 31.5% had calcification, strong contrast enhancement in the arterial phase, less than liver parenchyma in the portal phase. 63% enhanced less than normal liver parenchyma in both aterial and portal phase. Pretext II and III is 81.7%, lung metastasis in 4 cases, portal vein thrombosis in 2 cases, 4 cases infiltrated to extra-hepatic spaces, 1 tumor was ruptured, 2 caseshad hepatic umbilical nodes.
Conclusion: HB appears on CT images as a solid tumor, heterogeneous, irregular margin mass, 31.5% had calcification. After injecting the material contrast most of tumors enhance trongly during the arterial phase and less density than the surrounding liver parenchyma in the portal phase. The most common is PRETEXT II and III. It may metastase to lung, lead to portal vein thrombosis, hepatic hilar lymph node.
Keywords: hepatoblastoma, liver tumors in children, liver mass in children, hepatoblastoma imaging.
TÓM TẮT
Mục đích: mô tả đặc điểm hình ảnh của u nguyên bào gan (UNBG) trẻ em trên phim chụp cắt lớp vi tính hai dãy đầu thu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 49 bệnh nhi dưới 15 tuổi được chụp cắt lớp vi tính (CLVT) hai dãy đầu thu, có chẩn đoán giải phẫu bệnh là u nguyên bào gan, từ năm 2010 đến năm 2014.
Kết quả: tất cả các u có dạng đặc, kích thước trung bình 8,48cm, chủ yếu thể một khối; ở thùy phải, thường có bờ thùy múi, cấu trúc không đồng nhất, 31,5% có vôi hóa, chủ yếu có cấu trúc không đồng nhất, ngấm thuốc mạnh thì động mạch, kém so với nhu mô gan lành thì tĩnh mạch. PRETEXT II và III hay gặp nhất 81,7%, di căn phổi gặp 4 trường hợp, 2 trường hợp huyết khối tĩnh mạch, 4 trường hợp thâm nhiễm ngoài gan, 1 trường hợp u gan vỡ, 2 trường hợp có hạch rốn gan.
Kết luận: UNBG thường gặp thể một khối đặc không đồng nhất, bờ không đều, ranh giới rõ, giảm tỉ trọng trước tiêm, sau tiêm ngấm thuốc mạnh thì động mạch, kém hơn nhu mô gan xung quanh thì tĩnh mạch. 31,5% có vôi hóa. PRETEXT II và III hay gặp nhất. Có thể di căn phổi, huyết khối tĩnh mạch, vỡ u, hạch rốn gan.
Từ khóa: u nguyên bào gan, u gan trẻ em, hình ảnh u nguyên bào gan.
Bạn Đọc Quan tâm
Sự kiện sắp diễn ra
Thông tin đào tạo
- Những cạm bẫy trong CĐHA vú và vai trò của trí tuệ nhân tạo
- Hội thảo trực tuyến "Cắt lớp vi tính đếm Photon: từ lý thuyết tới thực tiễn lâm sàng”
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ HÌNH ẢNH HỌC THẦN KINH: BÀI 3: U não trong trục
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Cập nhật RSNA 2021: Công nghệ mới trong Kỷ nguyên mới"
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Đánh giá chức năng thất phải trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim"
Bình luận