• Thứ 7, 20/04/2024
  • (GMT+7)

Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính 256 dãy trong chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư phổi biểu mô tuyến có đột biến EGFR

SUMMARY:

Purpose: The characteristics of 256-slice computer tomography in patients with EGFR-mutated lung adenocarcinoma and the tumor response to targeted therapy according to RECIST 1.1 criteria were taken into investigation in this study.

Methods: 32 patients with EGFR- mutated lung adenocarcinoma received TKI (tyrosine kinase inhibitor) were underwent 256-slice CT scanner before treatment and 3 months, 6 months of treatment, from July 2017 to July 2019 at Friendship Hospital.

Results: Before therapy, on 256-slice CT scanner in patients with EGFR-mutated lung adenocarcinoma, we observed tumors on the right in 56.3% of patients, tumors in the upper lobe in 56.3%, tumors size larger than 3 cm in 81.3%, lobulated or spiculated margin in 100%, pleural effusion in 50%, air bronchogram in 34.4% and cavitation in 3.1%. Metastases was present in lymph nodes in 68.8%, followed by metastatic deposits in lung (56.3%), bone (53.1%), brain (9.4%), adrenal gland (9.4%) and liver (6.3%). After 3 months of treatment , the percentage of partial response was 34.4%, stable disease was 59.4% and progressive disease was 6.3%; after 6 months, these ratio were 40.6%, 43.8% and 15.6% respectively.

Conclusion: Common CT scanner features in patients with EGFRmutated lung adenocarcinoma were lobulated or spiculated margin, size larger than 3cm and pleural effusion; cavitation was rarely noticed. Metastases usually presented in lymph node, lung and bone. The disease control rate at 3 months and 6 months of therapy were 93.7% and 84.4% respectively. CT scanner is a potential tool for evaluating tumor response and improving effective treatment in patients with lung cancer received TKI.

Keywords: lung adenocarcinoma, EGFR mutation, computed tomography.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh CLVT 256 dãy UTP biểu mô tuyến có đột biến EGFR và đánh giá đáp ứng điều trị đích theo tiêu chuẩn RECIST 1.1.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu gồm 32 bệnh nhân UTP biểu mô tuyến có đột biến EGFR điều trị thuốc TKI (tyrosine kinase inhibitor), được chụp CLVT 256 dãy trước điều trị và đánh giá đáp ứng tại thời điểm 3 tháng, 6 tháng tại bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 07/2017 đến tháng 07/2019.

Kết quả: Đặc điểm hình ảnh CLVT UTP biểu mô tuyến có đột biến EGFR: Vị trí u bên phải 56,3%, thùy trên 56,3%; kích thước u >3 cm 81,3%; bờ đa thùy hoặc tua gai 100%; tràn dịch màng phổi 50%; phế quản chứa khí 34,4%; tạo hang 3,1%. Di căn hạch trung thất gặp 68,8%; phổi 56,3%; xương 53,1%; não 9,4%; tuyến thượng thận 9,4%; gan 6,3%. Đánh giá đáp ứng điều trị thuốc TKI theo tiêu chuẩn RECIST 1.1: Sau 3 tháng, tỷ lệ bệnh đáp ứng một phần 34,4%, bệnh ổn định 59,4%, bệnh tiến triển 6,3%; sau 6 tháng, bệnh đáp ứng một phần 40,6%, bệnh ổn định 43,8%, bệnh tiến triển 15,6%.

Kết luận: Các đặc điểm hình ảnh CLVT của UTP biểu mô tuyến có đột biến EGFR là bờ đa thùy hoặc tua gai, kích thước >3cm, kèm tràn dịch màng phổi; ít khi tạo hang; thường gặp di căn hạch trung thất, phổi và xương. Tỷ lệ kiểm soát bệnh sau 3 tháng và 6 tháng lần lượt 93,7% và 84,4%. CLVT giúp đánh giá đáp ứng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị ở các bệnh nhân UTP dùng thuốc TKI.

Từ khóa: ung thư phổi biểu mô tuyến, đột biến EGFR, cắt lớp vi tính.

Tác giả: Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Quốc Dũng

Địa chỉ: * Bệnh viện Hữu Nghị

( Theo tạp chí Điện Quang Việt Nam số 38 - 6/2020)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác