• Thứ 7, 23/11/2024
  • (GMT+7)

Cập nhật nhanh và xử lý sớm sốc phản vệ do thuốc cản quang

Phản vệ được định nghĩa là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng mà xuất hiện và có thể dẫn đến tử vong một cách nhanh chóng [2, 3]. Phản vệ có thể xuất hiện sau vài phút (thường là trong vòng những giờ phút đầu tiên sau khi tiêm (tiếp xúc với dị nguyên) [1]. Thuốc cản quang được xem như là một trong những dị nguyên gây phản vệ nghiêm trọng nhất trong bệnh viện. Hàng năm, toàn thế giới có hơn 70 triệu thăm dò chẩn đoán hình ảnh có sử dụng thuốc cản quang, riêng ở Mỹ có ít nhất 10 triệu người [4]. Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp ống tủy, chụp mạch (động - tĩnh mạch, chụp UIV, chụp đường mật ngược dòng - ERCP, chụp khớp gối, chụp CLVT…). Sốc phản vệ xảy ra chủ yếu khi dùng thuốc cản quang dạng tiêm đường tĩnh mạch. Phát hiện sớm và xử trí kịp thời sốc phản vệ liên quan đến thuốc cản quang theo phác đồ là yêu cầu bắt buộc với các nhân viên y tế nói chung, đặc biệt là bác sĩ, kĩ thuật viên tại khoa chẩn đoán hình ảnh. Adrenaline là thuốc cấp cứu cơ bản trong sốc phản vệ do bất cứ dị nguyên nào. Không có chống chỉ định tuyệt đối giành cho Adrenalin, song thuốc này vẫn chưa được sử dụng đúng cách và triệt để trong cấp cứu sốc phản vệ. Một số nghiên cứu cho thấy 70% bệnh nhân sốc phản vệ có các triệu chứng rầm rộ cần ít nhất hai lần tiêm adrenaline [1]

Tác giả: Bùi Văn Lệnh*, Lê Tuấn Linh*, Hoàng Bùi Hải*

Địa chỉ: Bệnh viện Đại học Y Trường ĐHY Hà Nội.

Theo tạp chí điện quang Việt Nam số 10 – 12/2012

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác