• Thứ 5, 21/11/2024
  • (GMT+7)

Bước đầu nghiên cứu đặc điểm giải phẩu siêu âm đám rối thần kinh cánh tay vùng cổ

Initial study of anatomical ultrasound imaging of neck region brachial plexus

SUMMARY:

Objective: To describe the sonographic appearance of the normal brachial plexus and to suggest the suitable region for brachial plexus blockade under the guidance of ultrasound.

Subjects and methods: 15 patients whose age varies from 32 to 83, hospitalized at ultrasonography department in Hue Central Hospital from 3/2012 to 4/2012. The subjects had beenultrasound scanned to locate the brachial plexuses. Their sonographic appearances and relationship with surrounding structures then were described and cross- sectional description were studied.

Results: Of all 15 subjects, brachial plexus appearances were well vizualized at interscalene and supraclavicular region. At infraclavicular region however, the same result occured in only 3 subjects, equaling to 20%. The brachial plexus was visualized as a chain of hypoechoic nodules representing the trunks at interscalene region, a cluster of hypoechoic nodules representing the divisions at the supraclavicular and hyperechoic nodules representing the cords of which diameters decrease from roots to nervous fiber. Brachial plexus’s location is nearer from skin at its roots and deeper towards the fiber end. Antomically, brachial plexus relates to stenocleidomastoid muscle, anterior scalene muscle, interscalene, subclavian artery at superior thoracic aperture and lung membrane at subclavian region. The brachial plexus that locates at interscalene region is the most suitable for brachial plexus desensitilization with ultrasound guide method for better efficiency and safety.

Conclusion: Initial studies of anatomical ultrasound imaging of the brachial plexus in the neck region result in two conclusions. Firstly, high resolution ultrasound (7-10 MHz probe) allows clear description of brachial plexus from roots to divisions, and clear description of cords in about 20% of cases. Lastly, the interscalene region is the best place for neck region brachial plexus desensitilization with ultrasound guide method for its highest possibility of success and least complication.

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm giải phẫu siêu âm đám rối thần kinh cánh tay vùng cổ, qua đó đề xuất vị trí thích hợp cho gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn siêu âm.

Đối tượng và phương pháp: Với 15 bệnh nhân đến khám, tuổi từ 32 đến 83 tại khoa Thăm dò chức năng Bệnh viện Trung Ương Huế từ 3/2012 đến 4/2012. Bệnh nhân được tiến hành siêu âm xác định đám rối thần kinh cánh tay, mô tả đặc điểm và mối liên quan đám rối với các cấu trúc lân cận. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Kết quả: Hình ảnh đám rối thần kinh cánh tay vùng liên cơ bậc thang và hố thượng đòn khảo sát được tốt trong tất cả các trường hợp, riêng vùng dưới đòn chỉ khảo sát được ở 3 trong số 15 trường hợp chiếm 20%. Hình ảnh siêu âm đám rối thần kinh cánh tay thay đổi từ các nốt giảm âm tạo thành chuỗi tương ứng với thân đám rối ở khe liên cơ bậc thang và hình chùm nho hay tổ ong tương ứng với phân ngành đám rối ở hố thượng đòn cho đến các nốt tăng âm ở vùng dưới đòn tương ứng với các bó thần kinh. Khẩu kính dây thần kinh giảm dần từ rễ đến bó sợi, đám rối nằm nông từ rễ đến phân ngành và sâu dần khi tách ra các bó. Về tương quan giải phẫu với các cấu trúc xung quanh, đám rối liên quan với các cơ ức đòn chũm, cơ bậc thang trước và giữa ở khe liên cơ bậc thang, liên quan với động mạch dưới đòn ở hố thượng đòn và liên quan với bó mạch nách, phổi và màng phổi ở vùng dưới đòn. Vị trí đám rối ngang mức khe liên cơ bậc thang là thích hợp nhất cho gây tê đám rối thần kinh cánh tay dưới hướng dẫn của siêu âm, nhằm mục đích mang lại hiệu quả cao và an toàn nhất.

Kết luận: Qua nghiên cứu bước đầu về đặc điểm giải phẫu siêu âm đám rối thần kinh cánh tay vùng cổ, chúng tôi thấy siêu âm với độ phân giải cao (đầu dò tần số 7- 10 MHz) cho phép khảo sát tốt ĐRTKCT từ rễ cho đến phân ngành, chỉ khảo sát được các bó thần kinh trong 20% trường hợp. Vị trí khe liên cơ bậc thang là sự lựa chọn tốt nhất cho gây tê đám rối thần kinh cánh tay vùng cổ dưới hướng dẫn của siêu âm nhằm tăng tỉ lệ thành công và giảm tai biến.

Tác giả: TS. Nguyễn Phước Bảo Quân*, BS. Lê Thị Thùy Trang*

Địa chỉ: Bệnh viện Trung Ương Huế

Theo tạp chí điện quang Việt Nam số 07 – 03/2012

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác