Bước đầu đánh giá tái thông túi phình và vai trò chụp mạch cộng hưởng từ 1,5 Tesla trong theo dõi phình mạch não sau điều trị can thiệp nội mach
summary
The assessment of aneurysms recanalization and the role of MR angiography 1,5 Tesla in follow-up of intracranial aneurysms embolization in comparison with digital subtraction angiography.
Purpose: The evaluation of aneurysmal recurrence and the role of three-dimensional time of flight MR angiography in follow-up of intracranial aneurysms embolization
Material and methods: 66 patients harbored 68 selectivetreated intracranial aneurysms, in which 30 patients were both underwent three-dimensional time of flight MR angiography (MRA) and DSA, 33 patients were done only one method MRA, 0 patient were done only one method DSA.
Results: The recanalization was observed in 68 selectivetreated intracranial aneurysms (39.7%), including major recanalization in 11 patients (16.1%). Compared with DSA, the overall sensitivity and specificity of MRA were 100% and 93.75%. MRI found out the ischemie lession concerning aneurysmal embolization about 8.8% and the hydrocephalus about 9.1%.
Conclusion: The problem of aneurysmal recurrence shoud be considered. MRA was non-invasive method and was of very high sensitivity and specificity in follow-up of intracranial aneurysms embolization.
TÓM TẮT
Mục đích: Bước đầu đánh giá tái thông túi phình sau nút bằng VXKL và đánh giá vai trò chụp mạch CHT 1,5 Tesla trong theo dõi túi phình sau điều trị can thiệp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Kiểm tra trên CHT và DSA cho 66 bệnh nhân có 68 túi phình mạch não vỡ và chưa vỡ đã được điều trị can thiệp nút mạch thời gian ít nhất 2 tháng và lâu nhất 62 tháng. 30 bệnh nhân với 32 túi phình được chụp đồng thời CHT xung mạch TOF 3D không tiêm thuốc đối quang từ và chụp DSA. 36 bệnh nhân với 36 túi phình được kiểm tra đơn thuần bằng phương pháp chụp CHT xung mạch TOF 3D không tiêm thuốc đối quang từ, không có bệnh nhân nào được chụp DSA đơn thuần.
Kết quả: Tỉ lệ tái thông trong số bệnh nhân được kiểm tra chiếm 39,7% (27/68). Mức độ tái thông cần can thiệp chiếm 16,1% (11/68). Độ nhạy và độ đặc hiệu của CHT xung mạch TOF 3D đánh giá tắc, tồn dư và tái thông túi phình tương ứng là 100% và 93,75% so sánh với chụp DSA. CHT phát hiện các ổ nhồi máu và nhồi máu vỏ liên quan bên túi phình sau nút can thiệp chiếm 8,8%, giãn não thất 9,1%. 100% các trường hợp quan sát rõ VXKL trên phim chup CHT và không có nhiễu ảnh khi chụp CHT, không có trường hợp nào chảy máu tái phát sau can thiệp.
Kết luận: CHT xung mạch TOF 3D không tiêm thuốc đối quang từ có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi tái thông túi phình với độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao.
Bạn Đọc Quan tâm
Sự kiện sắp diễn ra
Thông tin đào tạo
- Những cạm bẫy trong CĐHA vú và vai trò của trí tuệ nhân tạo
- Hội thảo trực tuyến "Cắt lớp vi tính đếm Photon: từ lý thuyết tới thực tiễn lâm sàng”
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ HÌNH ẢNH HỌC THẦN KINH: BÀI 3: U não trong trục
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Cập nhật RSNA 2021: Công nghệ mới trong Kỷ nguyên mới"
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Đánh giá chức năng thất phải trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim"
Bình luận