Bước đầu áp dụng cộng hưởng từ tim trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ mãn tính
Cardiac Magnetic Resonance Imaging in diagnose Ischemia Heart Disease
SUMMARY
Objective: Accuracy of Cardiac Magnetic Resonance in diagnose ischemia heart disease with patients suspected coronary artery disease (CAD) in comparison to invasive angiography.
Material and Methods: Thirty-five patients (61.54±11.23 years, 27 men, 71.4% CAD) underwent CMR including cine, short axis to evaluate EF, EDV, ESV, stress PERF (adenosine 140 μg/ min/kg), rest PERF (SSFP, 3 short axis, 1 saturation prepulse per slice) and LGE (3D inversion recovery technique) using Gd- BOPTA. Images were analyzed visually. Stenosis >50% in invasive angiography was considered significant.
Results: Mean study time was: 41.37±11.04 minutes, EF: 48.95±18.55%, Hypokinesia: 57.1%, Akinesia: 17.1%. Sensitivity for PERF, LGE and the combination of PERF/LGE was 100%, 82.4%, 100%, respectively and specificity 80%, 80%, 80%, respectively. PPV: 94.4%, 93.3%, 94.4%, NPV: 100%, 57.1%, 100%. A good relation (p<0.01) between deficit perfusion state, the levels of myocardial delayed enhancement correlation with coronary stenosis of LAD, RCA, LCx.
Conclusion: In patients with CAD, the combination of stress PERF, LGE is feasible. A combined perfusion and infarction CMR examination with can diagnose CAD in the clinical setting. The combination is superior to perfusion-CMR alone.
Key words: Cardiac Magnetic Resonance(CMR), diagnose, ischemia heart disease (IHD), coronary artery, late gadolinium, perfusion.
TÓM TẮT
Mục đích: Mô tả tổn thương bệnh tim thiếu máu cục bộ trên cộng hưởng từ và đánh giá giá trị của MRI so với chụp động mạch vành cản quang.
Phương pháp: 35 bệnh nhân (61.54±11.23 tuổi, 27 nam) nghi ngờ BTTMCBMT được chụp MRI tim bằng máy MRI 1.5 Tesla Avanto, Siemens đánh giá tim về hình thái, chức năng, thời gian chụp. Tưới máu gắng sức với Adenosin 6mg/2ml, truyền 140 mcg/kg/phút và thuốc cản từ Gadonilium, chụp thì STRESS, REST và ngấm thuốc muộn từ đó đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu so với chụp động mạch vành cản quang bằng máy Toshiba (hẹp có ý nghĩa > 50%).
Kết quả: Thời gian chụp trung bình/ BN là: 41.37± 11.04 phút, EF trung bình: 48.95± 18.55, giảm vận động thành tim 57.1%, vô động 17.1%. Có 21 BN chụp DSA động mạch vành, trong đó 15/21(71.4%) hẹp >50%. Độ nhạy PER/LG/PER+LG lần lượt là: 100%, 82,4%, 100%, độ đặc hiệu: 80%, 80%, 80%. Giá trị dự đoán dương tính: 94,4%, 93,3%, 94,4%, giá trị dự đoán âm tính: 100%, 57.1%, 100%. Như vậy, độ nhạy và giá trị dự đoán khi kết hợp 2 chuỗi xung PER và LG cao hơn nếu chỉ chẩn đoán với từng chuỗi xung đơn độc. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0.01) giữa tình trạng khiếm khuyết tưới máu, các mức độ bắt thuốc cơ tim thì muộn với các mức độ hẹp mạch vành tương ứng từng nhánh mạch vành LAD, RCA, LCx.
Kết luận: CMR mang đến một phương pháp mới chẩn đoán chính xác có độ nhạy và giá trị chẩn đoán dương tính cao bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính với sự kết hợp hai chuỗi xung tưới máu và sống còn cơ tim.
Bạn Đọc Quan tâm
Sự kiện sắp diễn ra
Thông tin đào tạo
- Những cạm bẫy trong CĐHA vú và vai trò của trí tuệ nhân tạo
- Hội thảo trực tuyến "Cắt lớp vi tính đếm Photon: từ lý thuyết tới thực tiễn lâm sàng”
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ HÌNH ẢNH HỌC THẦN KINH: BÀI 3: U não trong trục
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Cập nhật RSNA 2021: Công nghệ mới trong Kỷ nguyên mới"
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Đánh giá chức năng thất phải trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim"
Bình luận