• Thứ 5, 21/11/2024
  • (GMT+7)

XÁC ĐỊNH TỔN THƯƠNG ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN GIỮA HAI BÁN CẦU ĐẠI NÃO SAU CHẤN THƯƠNG ĐẦU BẰNG HÌNH ẢNH HỌC MRI - DTI (DTI: DIFFUSION TENSOR IMAGING): BÁO CÁO CA LÂM SÀNG

SUMMARY

Traumatic brain injury (TBI) is a form of acquired brain injury resulting from an external mechanical force to the head make up the alternation of brain function. However, it is difficult to diagnose the injury to the neural tract and the connection between us through traditional imaging techniques. A 54y woman came to our clinic because of insufficient coordination of her body. Her personal history: Severe trauma brain injury with coma in 10 days treated by medical treatment 10 years ago. Some bad conditions after TBI include impairment of memory, insufficiency of coordination of her body, a post-concussion syndrome was suggested. Clinical examination: GCS: 15, strength testing: 5/5 for both sides but our patient can’t walk. She was examined at many medical centers but no evidence conforming her symptom. Our patient scanned by MRI ((Magnetic resonance imaging) Siemens 3.0 Tesla Spectra system. MRI morphometry used for her detected a significant decline of corpus callosum. MRI - DTI (Diffusion Tensor Imaging) revealed a decreased FA in the white matter of the right temporal and corpus callosum. Fractional anisotropy is a scalar value between zero and one that describes the degree of anisotropy of a diffusion process. A decrease in the value of FA in corpus callosum is indicative of the loss of connection between both hemispheres. MRI tractography used to describe the amount of neural tracts in corpus callosum. So, MRI-DTI and MRI Tractography served as a powerful diagnostic tool, providing imaging results that offered an explanation for our patient’s clinical picture

Keyword: Trauma brain injury, Cerebral atrophy, Diffusion tensor imaging, Tractography, Morphometry

TÓM TẮT

Chấn thương sọ não (CTSN) là một tổn thương mắc phải của não gây ra bởi một tác động đột ngột lên vùng đầu gây phá vỡ chức năng bình thường của não bộ. Tuy nhiên việc chẩn đoán tổn thương liên quan đến sợi trục thần kinh và sự liên kết cũng còn bị giới hạn bởi các kỹ thuật hình ảnh truyền thống. Bệnh nhân nữ, 54 tuổi, vào viện vì tình trạng khó khăn trong phối hợp động tác. Tiền sử ghi nhận chấn thương sọ não nặng có hôn mê trong 10 ngày # 10 năm trước đó, được điều trị nội khoa tích cực. Sau chấn thương bệnh nhân có một số tình trạng bao gồm giảm trí nhớ, khó khăn trong việc phối hợp các động tác với nhau, được chẩn đoán hội chứng hậu chấn động não. Thăm khám lâm sàng ghi nhận GCS 15 (Glasgow coma scale), sức cơ tay – chân hai bên 5/5 nhưng bệnh nhân không thể đi lại được. Bệnh nhân đã đi khám ở nhiều trung tâm y tế nhưng vẫn chưa có bằng chứng cụ thể để giải thích triệu chứng của bệnh nhân. Bệnh nhân được chụp hình ảnh bằng hệ thống máy Siemens 3.0 Spectra, các thông số được xử lý bởi phần mềm Syngo Via 4.1. Cộng hưởng từ hình thái học của não (Morphometry) cho thấy sự giảm đáng kể thể tích cấu trúc thể chai. Hình ảnh cộng hưởng từ khuếch tán sức căng (DTI: Diffusion Tensor Imaging) ghi nhận giảm thông số FA (phân số dị hướng) vùng thể chai và thái dương phải. FA (fractional anisotropy) là một thước đo có giá trị từ 0 đến 1 nhằm mô tả mức độ dị hướng của một quá trình khuếch tán. Dựa trên sự giảm của FA vùng thể chai có thể xác định chẩn đoán có sự mất liên kết giữa hai bán cầu đại não. Cộng hưởng từ bó sợi thần kinh (Tractography) tiếp tục được sử dụng mô tả sự mất đi phần lớn sợi trục vùng thể chai. Từ đó cho thấy MRI – DTI và MRI Tractography là công cụ chẩn đoán hữu dụng để giải thích toàn diện về bệnh cảnh của bệnh nhân

Từ khoá: Chấn thương sọ não; Teo não; Cộng hưởng từ khuếch tán sức căng; Cộng hưởng từ hình thái học; Cộng hưởng từ sợi trục thần kinh.

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác