• Thứ 5, 21/11/2024
  • (GMT+7)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH THÔNG TRƯỚC ĐÃ VỠ BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH

SUMMARY

Background: Anterior communicating artery aneurysms (Acom) accounts for 23 - 40% of ruptured intracranial aneurysms. A ruptured cerebral aneurysm is a medical and neurological emergency that requires early diagnosis and prompt management to reduce mortality and sequelae.

Material and method: Retrospective description of 40 patients who were diagnosed of ruptured anterior communicating aneurysms based on the clinical characteristics, imaging and results of endovascular treatment. Clinical outcomes were evaluated on a modified Rankin scale.

Results: Patients suffering from ruptured Acom aneurysms presented headache (100%), thunderclap headache (45.0%), vomiting with or without nausea (60%), nuchal rigidity (67.5%). Aneurysms’s size was under 5mm, 5-15mm and over 15mm accounting for 52.4%, 45.0% and 2.5% respectively; None of the patients had giant aneurysms. Dome and neck ratio of <1.2 ; 1.2 - 1.5 and ≥1.5 account for 37.5%; 32.5% and 30.0% respectively. Diameter of Acom ruptured aneurysm’s neck under and above 4mm accounted for 80.0% and 20.0%, respectively. Successful coiling embolization of Acom ruptured aneurysms without complications achieved in 80.0%. The patient had a good clinical recovery of 92,5% after 3 to 6 months follow-up.

Conclusion: Coiling embolization of Acom ruptured aneurysms were effective and safe.

Keywords: Anterior Communicating Artery Aneurysms, coiling, intervention. *

TÓM TẮT
Phình động mạch thông trước là một trong số vị trí phình mạch nội sọ vỡ hay gặp, chiếm 23–40% các trường hợp phình mạch nội sọ bị vỡ. Phình động mạch não vỡ là một cấp cứu nội khoa và thần kinh cần được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời nhằm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng để lại.
Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và đánh giá kết quả điều trị phình động mạch thông trước đã vỡ bằng can thiệp nội mạch.
Đối tượng và phương pháp: mô tả hồi cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh của 40 bệnh nhân được chẩn đoán xác định phình động mạch thông trước vỡ được điều trị can thiệp nội mạch, tại Bệnh viện Bạch Mai, được đánh giá lâm sàng theo dõi kết quả điều trị theo phân độ Rankin cải biên.
Kết quả: Lâm sàng vỡ phình động mạch thông trước vỡ thường gặp các triệu chứng: đau đầu (100%), đau đầu sét đánh (45,0%), buồn nôn và nôn (60%), gáy cứng (67,5%). Dấu hiệu trên chẩn đoán hình ảnh: kích thước túi phình dưới 5mm, 5 - 15mm và trên 15mm chiếm tỷ lệ lần lượt là 52,4%, 45,0% và 2,5%; không có bệnh nhân nào có phình khổng lồ. Tỷ lệ đáy/cổ <1,2 ; 1,2 – 1,5 và ≥1,5 chiếm tỷ lệ lần lượt là 37,5%; 32,5% và 30,0%. ĐK cổ túi <4mm chiếm 80,0% và ≥4mm chiếm 20,0%. Can thiệp thành công 100% bệnh nhân vỡ phình động mạch thông trước. Bệnh nhân hồi phục lâm sàng tốt khi theo dõi từ lúc ra viện đến sau ra viện 3 - 6 tháng.
Kết luận: Điều trị can thiệp vỡ phình động mạch thông trước có tỷ lệ thành công cao.
Từ khóa: Phình động mạch thông trước, can thiệp nội mạch, vòng xoắn kim loại
Tác giả: Nguyễn Đức Tuynh*,***, Vũ Đăng Lưu*,**, Trần Anh Tuấn**, Nguyễn Quang Anh*,**, Lê Hoàng Kiên**, Nguyễn Tất Thiện**, Nguyễn Hữu An**
(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác