• Chủ nhật, 22/12/2024
  • (GMT+7)

Nghiên cứu đặc điểm búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở bệnh nhân xơ gan trên hình ảnh cắt lớp vi tính đa dãy để chỉ định can thiệp PARTO

SUMMARY

Esophageal varicose veins are the main cause of high GI bleeding in cirrhotic patients. Plug – assisted retrograde transvenous obliteration (PARTO) is a safe, minimally invasive, effective hemostasis technique and prevent recurrence in gastric variceal hemorrhage/ gastric varices that has been widely deployed in many countries such as Japan and Korea. Multislice Computer Tomography (MSCT) that provides complete information about the features of gastric varicose buns is the method that should be performed prior to PARTO intervention.

Objectives: 1. Characterization of gastric varicose buns on multiseries computed tomography and Kiyosue classification. 2. Comparing multi-sequence computed tomography with DSA image of gastric varicose tufts in patients with PARTO retrograde intervention.

Methods: The study was conducted retrospectively and with crosssectional descriptions of 91 patients with cirrhosis and gastric varices admitted to the hospital because of gastrointestinal bleeding were taken MSCT in the period from April 2018 to July 2020.

Conclusion: Among 91 cases of gastric varices; the majority of gastric veins dilated to an average of 5-10 mm (51 patients), supplied mainly from the left gastric vein (84 patients) and drained to the esophageal veins (60 patients). The diameter of the dilated gastric vein measured on the MSCT was correlated with the number of afferent portal venous feeders and not with the number of efferent systemic venous drainage. The major gastric varicose tufts fall under the type 2B classification (~ 22%). Out of 91 cases, there were 58 cases with gastrorenal shunt, 2 cases with gastrocaval shunt, of which 21 cases of severe gastrointestinal bleeding required PARTO intervention; There were 2 cases where there was no renal shunt but had severe gastrointestinal bleeding, PVTO. For the PARTO intervention group, the renal shunt diameter measured on CLVT and measured on the DSA did not differ with p = 0.083.

Results: The gastric varicose buns is mainly supplied with blood from the left gastric vein, and drained by the esophageal vein and the kidney shunt. Examination of imaging of gastric varicose buns is necessary to determine whether PARTO is indicated, to select the right materials and to effectively predict of PARTO interventions.

Keywords: xơ gan, giãn tĩnh mạch dạ dày, can thiệp ngược dòng qua shunt vị thận bằng dù /cirrhosis, gastric varices, Plug – assisted retrograde transvenous obliteration.

TÓM TẮT

Giãn tĩnh mạch thực quản-dạ dày là nguyên nhân chính gây xuất huyết hiêu hóa cao ở bệnh nhân xơ gan. Nút tắc tĩnh mạch ngược dòng bằng plug (PARTO) là kĩ thuật xâm nhập tối thiểu, an toàn, hiệu quả cầm máu, ngăn ngừa tái phát cao trong bệnh lý giãn tĩnh mạch dạ dày đã được triển khai rộng rãi ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn quốc. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) cung cấp thông tin đầy đủ về đặc điểm của búi giãn tĩnh mạch dạ dày là phương pháp cần được thực hiện trước khi can thiệp PARTO.

Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh búi giãn tĩnh mạch dạ dày trên cắt lớp vi tính đa dãy và phân loại theo Kiyosue. 2. Đối chiếu cắt lớp vi tính đa dãy với DSA hình ảnh búi giãn tĩnh mạch dạ dày ở các bệnh nhân có can thiệp ngược dòng PARTO. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện mô tả hồi cứu cắt ngang trên 91 bệnh nhân xơ gan, giãn tĩnh mạch dạ dày vào viện vì xuất huyết tiêu hóa được chụp MSCT trong khoảng thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng 7/2020. Đặc điểm hình ảnh tĩnh mạch dạ dày, tĩnh mạch thực quản, bàng hệ của hệ cửa, tĩnh mạch thận trái được mô tả và phân loại búi giãn theo Kiyosue trên MSCT và đối chiếu với chụp mạch trên nhóm bệnh nhân được can thiệp ngược dòng PARTO.

Kết quả: Trong số 91 trường hợp giãn tĩnh mạch dạ dày; đa số đường kính tĩnh mạch dạ dày giãn ở mức độ trung bình từ 5-10mm (51 bệnh nhân), được cấp máu chủ yếu từ nhánh vị trái (84 bệnh nhân) và dẫn lưu về tĩnh mạch thực quản (60 bệnh nhân). Đường kính tĩnh mạch dạ dày giãn đo được trên MSCT có tương quan với số nhánh tĩnh mạch đến và không có tương quan với số nhánh tĩnh mạch đi. Các búi giãn tĩnh mạch dạ dày chủ yếu thuộc phân loại type 2B (~22%). Trong số 91 trường hợp, có 58 trường hợp có shunt vị thận, 2 trường hợp có shunt vị chủ, trong đó có 21 trường hợp xuất huyết tiêu hóa nặng phải tiến hành can thiệp PARTO; có 02 trường hợp không có shunt vị thận nhưng có xuất huyết tiêu hóa nặng phải tiến hành nút búi giãn tĩnh mạch dạ dày xuôi dòng PVTO. Đối với nhóm bệnh nhân được can thiệp PARTO thì đường kính shunt vị thận đo được trên CLVT và đo được trên DSA không có sự khác biệt với p=0,083.

Kết luận: Búi giãn tĩnh mạch dạ dày chủ yếu được cấp máu từ nhánh vị trái, và được dẫn lưu bởi tĩnh mạch thực quản và shunt vị thận. Khảo sát hình ảnh búi giãn tĩnh mạch dạ dày là cần thiết để xét có chỉ định PARTO hay không, để lựa chọn vật liệu phù hợp và tiên lượng hiệu quả của can thiệp PARTO.

Tác giả: Trần Thị Quỳnh*, Trịnh Hà Châu*, Lê Văn Khảng*, Vũ Đăng Lưu*

Địa chỉ: * Trung tâm điện quang Bệnh viện Bạch Mai

( Theo tạp chí Điện Quang Việt Nam số 39 - 10/2020)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác