• Thứ 4, 22/01/2025
  • (GMT+7)

KHẢO SÁT VỊ TRÍ LỖ THÔNG XOANG BƯỚM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH

SUMMARY

Background: The sphenoid sinus is closely surrounded by many important vascular and neurological. The natural ostium is the safest place to enter the sphenoid sinus without injuring adjacent structures. A better understanding of the position and distance of the sphenoid ostium (SO) with respect to the other anatomic landmark is essential for the safety and effectiveness of laparoscopic surgery.

Objective: The purpose of this study was to investigate the relationship between the SO and surrounding landmark structures. Besides, we examine the effect of the Onodi cell and pneumatization of the sphenoidal sinus on the position of the SO.

Methods: Cross-sectional study of 162 sinus CT scan data obtained from the PACS system at University Medical Center Ho Chi Minh City. The image is reconstructed and measured by the Multiplanar reconstruction (MPR) software of the PACS Carestream.

Results: The mean distance between the SO and the lateral wall was 9.1 ± 1.8 mm. The mean distance from the SO to the median line was 4.1 ± 1.8 mm. The mean distance between the SO and the roof sphenoid sinus was 7.9 ± 2.9 mm. The average distance from the sphenoid ostium to superior border of posterior choana was 12.9 ± 3.5 mm. The mean distance from the sphenoid ostium to the anterior nasal spine was 65.2 ± 4.5 mm and to the posterior wall of the sphenoid sinus was 12.8 ± 2.7 mm. The angle between the SO - the anterior nasal spine and the floor of the nose is 33.5 ± 3.5 degrees. The distance from the SO to the roof sphenoid sinus was found to increase in cases where Onodi cells are present. For lateral pneumatization, the distance from the SO to the lateral wall in type II to be less in type III. The sphenoid sinus pneumatization on the sagittal plane did not affect the distance from SO to the posterior choana and the roof sphenoid sinus.

Conclusions: The study determined the distances between the SO and some surrounding anatomical landmarks, and also investigated the influence of the Onodi cell and pneumatization on the position of the sphenoid sinus by CT scan images. The measurements described in this study may be very valuable in avoiding serious complications while performing surgery.

Keywords: Sphenoid ostium, computed tomography.

TÓM TẮT

Giới thiệu: Xoang bướm được bao quanh bởi nhiều cấu trúc mạch máu, thần kinh quan trọng. Lỗ thông xoang bướm (LTXB) là nơi an toàn nhất để đưa dụng cụ phẫu thuật vào trong xoang, tránh tổn thương các cấu trúc lân cận. Đánh giá tương quan vị trí LTXB với các cấu trúc xung quanh là cần thiết cho sự an toàn và hiệu quả của quá trình phẫu thuật nội soi.

Mục tiêu: Khảo sát khoảng cách từ LTXB đến một số mốc giải phẫu xung quanh bằng cắt lớp vi tính (CLVT). Khảo sát sự ảnh hưởng của tế bào sàng bướm, các dạng khí hóa của xoang bướm đến vị trí LTXB. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 162 bệnh nhân được chụp CLVT mũi xoang tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Hình ảnh được tái tạo và đo đạc bằng phần mềm tái tạo đa mặt phẳng của hệ thống PACS Carestream.

Kết quả: Khoảng cách từ LTXB đến thành bên là 9,1 ± 1,8 mm; khoảng cách này ở nhóm khí hóa loại III dài hơn so với loại II, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Khoảng cách từ LTXB đến đường giữa là 4,1 ± 1,8 mm, mức độ khí hóa sang bên không ảnh hưởng đến khoảng cách này (p = 0,68). Khoảng cách từ LTXB đến trần xoang là 7,9 ± 2,9 mm; khoảng cách này ở nhóm có tế bào Onodi ngắn hơn so với nhóm không có, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); tuy nhiên không có khác biệt về khoảng cách này ở nhóm khí hóa tại yên bướm và sau yên bướm (p = 0,696). Khoảng cách trung bình từ LTXB đến cửa mũi sau là 12,9 ± 3,5 mm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có và không có tế bào Onodi cũng như giữa nhóm khí hóa tại yên bướm và sau yên bướm (p lần lượt là 0,19 và 0,96). Khoảng cách từ LTXB đến gai mũi trước là 65,2 ± 4,5 mm và đến thành sau xoang bướm là 12,8 ± 2,7 mm. Góc hợp bởi đường thẳng nối LTXB – gai mũi trước và sàn mũi là 33,5 ± 3,5 độ.

Kết luận: Nghiên cứu xác định vị trí LTXB so với một số mốc giải phẫu xung quanh, đồng thời khảo sát sự ảnh hưởng của tế bào sàng bướm và các mức độ khí hóa đến vị trí LTXB bằng hình ảnh CT scan, góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan về vị LTXB cho các nhà lâm sàng.

Từ khóa: Lỗ thông xoang bướm, chụp cắt lớp vi tính.

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác