• Thứ 7, 21/12/2024
  • (GMT+7)

Khảo sát đặc điểm hình ảnh bắt thuốc thì muộn trên cộng hưởng từ của bệnh cơ tim phì đại

SUMMARY

Objective: To describe the characteristics of hypertrophic cardiomyopathy on Magnetic resonance imaging; to evaluate the loacation, pattern and extent of late gadolinium enhancement (LGE); to evaluate the relationship among left ventricular function, end diastolic wall thickness and LGE about pattern and extent.

Materials and Methods: Cine imaging and delayed enhancement imaging were performed in 27 patients with HCM on a 3 Tesla MRI unit (Siemens Verio) at the University Medical Center Hospital between January 2016 and June 2020. Global left ventricular function was quantified, using a Argus function software of Siemens Healthineers. The location, pattern, and extent of DE were evaluated.

Results: Global left ventricular function and mass calculations yielded a mean ± SD for ejection fraction of 64.8 ± 11.7%, an end-diastolic volume of 111.5 ±27.2ml, and a left ventricular mass of 181.4 ± 96.2g. Diffuse hypertrophy was present in 12 patients (44.5%), asymmetric septal hypertrophy in 11 patients (40.7%), and apical hypertrophy in 4 patients (14.8%). LGE occurred in 24 patients (88.9%) and in 164 segments (33.7%), most commonly in the anteroseptal and inferoseptal segments. LGE was detected in an ill-defined patchy pattern in 61.6% and in a focal nodular pattern in 38.4% enhanced segments. LGE with an extent ≥ 50% was observed in 61 segments (37.2%), and that with an extent < 50% was observed in 103 segments (62.8%). There were significant difference in EF between the LGE-positive patients and the LGE-negative patients (p = 0.03). The myocardial wall was thicker in the enhanced segments than in the non-enhanced segments (p < 0.001). No significant difference was found in wall thicker of segments between ill-defined patchy pattern and focal nodular pattern in our study. The enhanced segments with the transmural extent ≥ 50% were thicker than non-enhanced segments and the enhanced segments with an extent < 50% were thicker than nonenhanced segments at end-diastole and at end-systole (p < 0.01).

Conclusion: Cardiac MR imaging is beneficial in making a diagnosis and determining the phenotype of HCM because it can observe the cardiac morphology clearly and evaluate its function comprehensively. It is possible to accurately measure the wall thickness, detect high-risk phenotypes and determine myocardial fibrosis based on late myocardial enhancement. Therefore, it is necessary to perform cardiac MR imaging in patients with HCM or suspected HCM on clinical examination.

Keywords: Hypertrophic cardiomyopathy, late gadolinium enhancement

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm hình ảnh của bệnh cơ tim phì đại trên hình cộng hưởng từ (CHT); đánh giá sự phân bố, dạng bắt thuốc và độ rộng của tổn thương xơ trên xung bắt thuốc tương phản thì muộn; mối tương quan giữa các chỉ số chức năng, độ dày thành và bắt thuốc thì muộn về dạng bắt thuốc và mức độ lan rộng.

Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 27 bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ) với các xung CHT cine và bắt thuốc thì muộn được thực hiện máy CHT 3 Tesla (Siemens Verio) ở BV Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 1/2016 đến thàng 6/2020. Định lượng chức năng thất trái bằng phần mềm Argus của Siemens Healthineers. Đánh giá vị trí, dạng bắt thuốc và mức độ lan rộng của tổn thương trên hình bắt thuốc thì muộn. Kết quả: Chức năng thất trái trung bình EF: 64,8 ± 11,7%; EDV: 111,5 ± 27,2 ml; khối lượng cơ 181,4 ± 96,2g. Phì đại lan tỏa (44,5%), phì đại không đối xứng thành vách (40,7%), và phì đại vùng mỏm (14,8%). Bắt thuốc thì muộn ở 24 bệnh nhân (88,9%) và ở 164 vùng (33,7%), thường gặp ở thành trước vách và dưới vách nhất. Bắt thuốc dạng mảng thấy ở 61,6% và dạng đốm ở 38,4% vùng bắt thuốc. Bắt thuốc lan rộng ≥ 50% gặp ở 37,2% và lan rộng < 50% ở 62,8% vùng. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về EF giữa bệnh nhân có và không có bắt thuốc thì muộn (p = 0,03). Thành tim dày hơn ở vùng có bắt thuốc so với vùng không có bắt thuốc (p < 0,001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về độ dày thành giữa vùng bắt thuốc dạng mảng và dạng đốm. Vùng bắt thuốc với độ lan rộng ≥ 50% có thành dày hơn vùng không bắt thuốc và vùng bắt thuốc với độ lan rộng < 50% cũng có thành dày hơn vùng không bắt thuốc ở thì cuối tâm trương và cuối tâm thu (p < 0,01).

Kết luận: Hình ảnh CHT tim có ích lợi trong việc đưa ra chẩn đoán và xác định kiểu hình của BCTPĐ vì có thể quan sát hình thái tim rõ ràng và đánh giá chức năng một cách toàn diện. CHT tim có thể đo chính xác độ dày thành thất, phát hiện kiểu hình nguy cơ cao và xác định xơ hóa cơ tim dựa trên hình bắt thuốc tương phản thì muộn. Do đó cần thực hiện CHT tim ở bệnh nhân BCTPĐ hoặc nghi ngờ BCTPĐ trên thăm khám lâm sàng.

Từ khóa: bệnh cơ tim phì đại, bắt thuốc tương phản thì muộn

Tác giả: Mai Thanh Thảo*, Nguyễn Đại Hùng Linh** , Trần Thị Mai Thùy*** , Phan Công Chiến*

Địa chỉ: * Khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV Đại học Y Dược, TP.HCM. ** Giảng viên Bộ môn CĐHA, ĐHYK Phạm Ngọc Thạch TP.HCM *** Giảng viên bộ môn CĐHA, Đại học Y Dược, TP.HCM

( Theo tạp chí Điện Quang Việt Nam số 39 - 10/2020)

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác