• Thứ 4, 22/01/2025
  • (GMT+7)

KẾT QUẢ BAN ĐẦU SINH THIẾT VÚ HÚT CHÂN KHÔNG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM CÓ KẾT HỢP ĐỊNH VỊ KIM CHO TỔN THƯƠNG VI VÔI HÓA

SUMMARY

Purpose: This study examined the usefulness of ultrasound-guided vacuum-assisted breast biopsy for mammographic microcalcification.

Methods: case series from June- 2019 to June-2020 at Breast department Cho Ray hospital. The patients with BI-RADS Category 4 Mammographic microcalcification were included. Most microcalcifications were not observed on ultrasound. Sono-guided J-wire localization was first performed for the suspicious microcalcification area, and the location of the J-wire and calcification was determined with mammography in most cases. Sono-guided VABB was performed after removing the J-wire without a stereotactic device. On the other hand, Sono-guided VABB was performed directly without J-wire localization when microcalcification lesions were identified by mass on ultrasonography. In all cases, calcification was confirmed by specimen mammography and the pathology was performed. A follow-up examination was performed to confirm the presence of complications.

Results: A total of 20 lesions of 18 patients with BI-RADS Category 4 Mammographic microcalcification were included. Mean age: 49,44 ± 9,49 (35-66). Mean size of lesions 10,83 ± 3,60 mm, (4-15mm). In 20 lesions, 6 lesions (30%) were diagnosed as a malignancy (2 cases of ductal carcinoma in situ, 3 cases of ductal carcinoma invasive, 1 case of atypical ductal hyperplasia). The remaining 14 lesions (70%) were diagnosed as benign (fibroadenoma: 4; fibrocystic exchange 7, fibrocystic desease: 1, typical hyperplasia : 2). There were no significant complications during follow up after VABB.

Conclusion: Sono-guided VABB can be used effectively if combined with wire localization for microcalcification lesions.

Keywords: Mamography, Calcification, VABB, Image-guides biopsy, J Wire localization

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nghiên cứu ứng dụng sinh thiết vú có hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm cho các tổn thương vi vôi hóa trên nhũ ảnh.

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca. Thời gian từ 6/2019 đến 6/2020, tại khoa tuyến vú bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân với tổn thương vi vôi hóa trên nhũ ảnh BIRADs 4, hầu hết không thấy trên siêu âm. Siêu âm đặt kim định vị J vào vùng tổn thương nghi ngờ, chụp lại phim nhũ ảnh xác định đúng vị trí kim định vị. Thực hiện sinh thiết hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm sau khi rút kim định vị. Mặc khác sinh thiết hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm cho các tổn thương dạng khối thấy được dưới siêu âm mà không cần định vị kim. Trong tất cả các trường hợp, bệnh phẩm được chụp để tìm vi vôi hóa trước khi gửi giải phẫu bệnh. Theo dõi kiểm soát các biến chứng của sinh thiết hút chân không.

Kết quả: Có 18 trường hợp với 20 tổn thương BIRADs 4 vi vôi hóa trên nhũ ảnh được thực hiện. Tuổi trung bình 49,44 ± 9,49. Lớn nhất 66 tuổi, nhỏ nhất 35 tuổi. Kích thước trung bình 10,83 ± 3,60 mm, lớn nhất 15mm, nhỏ nhất 4mm. Trong 20 tổn thương, có 6 tổn thương có kết quả giải phẫu bệnh là ác tính (2 tổn thương ung thư ống tuyến vú tại chỗ, 3 tổn thương ung thư ống tuyến vú xâm lấn, 1 tổn thương tăng sản ống tuyến không điển hình). 14 tổn thương còn lại là lành tính (bướu sợi tuyến: 4; thay đổi sợi bọc: 7, bệnh tuyến vú xơ hóa: 1, tăng sản ống tuyến thông thường: 2). Theo dõi không có biến chứng của sinh thiết hút chân không.

Kết luận: sinh thiết vú hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm có hiệu quả khi kết hợp định vị kim đối với các tổn thương vi vôi hóa trên nhũ ảnh.

Từ khóa: Nhũ ảnh, vi vôi hóa, sinh thiết vú hút chân không, sinh thiết dưới hướng dẫn hình ảnh, định vị kim.

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác