• Thứ 4, 04/12/2024
  • (GMT+7)

ĐÁNH GIÁ SỐNG THÊM TRUNG HẠN ĐIỀU TRỊ NÚT MẠCH HÓA CHẤT BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

SUMMARY

Purpose: Evaluation the survival of the patients with hepatocellular carcinoma (HCC) who underwent transcatheter arterial chemoembolization (TACE).

Subjects and methods: Retrospective study on transcatheter arterial chemoembolization in patients with hepatocellular carcinoma from July 2017 to July 2020 at Radiology Center - Bach Mai Hospital.

Results:. 70 patients including 64 men (92.9%) and 6 women (7.1%) had a confirmed diagnosis of HCC with a mean age of 61.5 ± 11.34 years (from 32 to 83 years). The mean number of treatment sessions were 4.5±0.4 lần (1-16). Progression-free survival after initial TACE and overall survival median was 29.7±3.3 months, 43.3±2.5 months, respectively. Cumulative survival time at 1 year, 2 years, 3 years and 5 years is 91.4%, 77.1%, 63.7% and 29.4%, respectively. Patients treated with cTACE were 67.1% and Deb-TACE were 32.9%. mRECIST after the first TACE: complete response, partial response, stable disease and advanced disease were 30.0%, 55.7%, 4.3%, 10.0%, respectivel. Patients with objective response had a survival of 47.8±2.3 months, and patients with poor response had a survival of 12.2±2.7 months, respectively (p = 0.001). mRECIST response predicted survival among the patients on univariate analysis (HR=15.13, p=0.000). The independent predictors for survival were mRECIST response (p=0.001).

Conclusion: Use of TACE in intermediate stage HCC patients gives a significant survival advantage when objective response is achieved as per mRECIST.

Key words: TACE, Progression-free survival, overall survival..

TÓM TẮT

Mục tiêu: Đánh giá thời gian sống thêm bệnh nhân điều trị nút mạch hóa chất bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tại bệnh viện Bạch Mai.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích hồi cứu trên các bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị nút mạch hóa chất từ thàng 7/2017 đến tháng 7/2020 tại Trung tâm Điện quang - Bệnh viện Bạch Mai.

Kết quả: Hồi cứu trên 70 bệnh nhân gồm 64 nam (92,9%) và 6 nữ (7,1%) đã được chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan với độ tuổi trung bình 61,5 ± 11,34 tuổi (từ 32 tuổi đến 83 tuổi). Số lần điều trị trung bình là 4,5 ± 0,4 lần (1-16 lần). Thời gian sống thêm không tiến triển ước tính sau TACE lần đầu và thời gian sống thêm toàn bộ ước tính lần lượt là 29,7 ± 3,3 tháng, 43,3 ± 2,5 tháng. Thời gian sống thêm tích lũy tại thời điểm 1 năm, 2 năm, 3 năm và 5 năm tương ứng là 91,4%, 77,1%, 63,7% và 29,4%. Các bệnh nhân được điều trị cTACE chiếm 67,1% và Deb-TACE chiếm 32,9%. Tỷ lệ kết quả đáp ứng khối u theo mRECIST sau TACE lần đầu với các mức độ đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần, bệnh ổn định và bệnh tiến triển lần lượt là 30,0%, 55,7%, 4,3%, 10,0%. Thời gian sống thêm trung bình ước tính ở nhóm đáp ứng và không đáp ứng theo mRECIST sau TACE lần đầu lần lượt là 47,8 ± 2,3 tháng và 12,2 ± 2,7 tháng (p = 0,001). Đáp ứng điều trị mRECIST dự báo sống thêm của bệnh nhân trên phân tích đơn biến (HR = 15,13, p = 0,000). Đáp ứng điều trị mRECIST là yếu tố tiên lượng sống thêm độc lập (p = 0,001)

Kết luận: TACE là phương pháp điều trị có hiệu quả tốt, kéo dài thời gian sống thêm của bệnh, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có đáp ứng điều trị. Vì vậy, đáp ứng điều trị theo mRECIST sau TACE là mục tiêu cần đạt được để kéo dài thời gian sống thêm.

Từ khóa: Nút hóa chất động mạch gan, thời gian sống thêm không tiến triển, thời gian sống thêm toàn bộ.

(0)

Đăng nhập | Đăng ký

Bình luận

Đang tải dữ liệu loading

Đơn vị hợp tác