ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NÚT TẮC ỐNG NGỰC ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG RÒ DƯỠNG CHẤP SAU MỔ UNG THƯ TUYẾN GIÁP
SUMMARY
Background: chylous leakage after operation of head and neck is rare but well-known complication. Almost patients with this complication can be treated conservatively but in patients with high flow leakage, the following treatments will be very complicated.
Purpose: to report the results of percutaneous thoracic duct embolization (TDE) treatment for chylous leakage of the neck in patients post thyroidectomy and cervical lymph node dissection due to thyroid cancer.
Methods: 15 consecutive patients with high flow chylous leak post thyroidectomy were sent to our hospital after failed conservative treatment. All patient were undergone intra nodal lymphagiography then thoracic duct embolization.
Results: Fifteen patients with cervical chylorrhea through drainage more than 300 ml/day during average 2 weeks (1 to 5 weeks) were included in this study. TDE was archived in 15/15 patients in which 14/15 TD were embolized ategrade and 1/15 TD was embolized retrograde. One patient had recurrent chylous leakage after 1 week due to recanalization of TD. She was then undergone TD sclerosis injection under CT scanner guidance. All patients had clinical successful with no chylorrhea after intervention. No major complication was noted. All patients were discharged in following weeks after intervention.
Conclusion: TDE is minimal invasive and effective treatment for cervical chylous leakage post thyroidectomy.
Keywords: chylous leak, chylorrhea, thoracic duct embolization
TÓM TẮT
Biến chứng rò hệ bạch huyết sau mổ ung thư tuyến giáp là rất hiếm gặp nhưng điều trị thường phức tạp, nhất là những trường hợp rò với lưu lượng lớn. Các phương pháp điều trị can thiệp trước kia là phẫu thuật lại vùng cổ để thắt các nhánh bạch huyết, tuy nhiên đây là phương pháp xâm lấn lớn và kỹ thuật mổ phức tạp. Nghiên cứu này mô tả chuỗi ca lâm sàng với số lượng bệnh nhân lớn nhất được báo cáo trong y văn liên quan đến rò dưỡng chấp sau mổ ung thư tuyến giáp.
Mục tiêu: báo cáo kết quả điều trị gây tắc ống ngực cho những bệnh nhân rò dưỡng chấp sau mổ ung thư tuyến giáp điều trị bảo tồn thất bại.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu các bệnh nhân rò dưỡng chấp sau mổ ung thư tuyến giáp được điều trị can thiệp nút tắc ống ngực tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021.
Kết quả: 15 bệnh nhân sau mổ cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư có nạo vét hạch vùng cổ bị rò dịch dưỡng chấp với thể tích 300 ml-2000 ml/ ngày. 3/15 bệnh nhân tổn thương nhánh bên của ống ngực, 12/15 bệnh nhân tổn thương rách ống ngực. Về kỹ thuật, có 15/15 bệnh nhân được nút tắc ống ngực bằng keo, trong đó có 14 bệnh nhân nút ống ngực xuôi dòng, 01 bệnh nhân nút tắc ống ngực ngược dòng. Có 01 bệnh nhân tái phát sau điều trị 01 tuần do tái thông ống ngực. Bệnh nhân này sau đó được tiêm chất gây xơ vào ống ngực dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính. Về hiệu quả lâm sàng: 100% bệnh nhân được điều trị thành công tình trạng rò dưỡng chấp. Không có biến chứng liên quan đến can thiệp cũng như biến chứng ngắn hạn của việc nút tắc ống ngực.
Kết luận: gây tắc ống ngực bằng can thiệp qua da là phương pháp điều trị hiệu quả những bệnh nhân rò dưỡng chấp ngoài da sau mổ ung thư tuyến giáp
Từ khoá: rò dưỡng chấp, nút tắc ống ngực, chụp bạch mạch, gây xơ hoá ống ngực, chọc ống ngực dưới cắt lớp vi tính
Bạn Đọc Quan tâm
Sự kiện sắp diễn ra
Thông tin đào tạo
- Những cạm bẫy trong CĐHA vú và vai trò của trí tuệ nhân tạo
- Hội thảo trực tuyến "Cắt lớp vi tính đếm Photon: từ lý thuyết tới thực tiễn lâm sàng”
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC VỀ HÌNH ẢNH HỌC THẦN KINH: BÀI 3: U não trong trục
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Cập nhật RSNA 2021: Công nghệ mới trong Kỷ nguyên mới"
- Danh sách học viên đạt chứng chỉ CME khóa học "Đánh giá chức năng thất phải trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim"
Bình luận